Thứ hai 20/05/2024 03:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khai giảng khoá huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

21:58 | 05/03/2024

(Xây dựng) - Thực hiện Chỉ thị 29 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015, Nghị Quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và các quy định của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ngày 05/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Khai giảng khoá huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng, ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động cho biết, từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn tháng 5 là Tháng hành động về ATVSLĐ, gắn với Tháng Công nhân.

Chủ đề Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” liên quan đến công tác ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng.

Theo ông Nguyễn Anh Thơ, sau đại dịch Covid-19, bên cạnh các yếu tố vốn có trong môi trường lao động đã phát sinh trầm trọng hơn vấn đề tâm sinh lý lao động, căng thẳng tại nơi làm việc. Theo nghiên cứu của chuyên gia y tế, có khoảng 15% dân số Việt Nam rơi vào trạng thái rối loạn, lo âu, 1% người dân mắc bệnh liên quan đến tâm thần ở các thể khác nhau. Có khoảng 40.000 người tự tử hằng năm do gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần.

Đặc biệt, năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, yêu cầu các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, có giải pháp nhằm: Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và triển khai hiệu quả việc bảo đảm an toàn, vệ sinh cho người lao động và người sử dụng lao động, tạo động lưc, truyền cảm hứng và cho lan tỏa cho người lao động và công nhân để họ ngày càng đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc, chủ động ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với lao động nữ.

Khai giảng khoá huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Toàn cảnh lớp huấn luyện.

Năm 2024, trong bối cảnh Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của một quốc gia tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)… và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư, nhà sản xuất các mặt hàng trong nhiều chuỗi cung ứng. Chúng ta đang đươc chọn là “cứ điểm sản xuất của các chuỗi cung ứng hàng hoá” cũng như là điểm đầu và điểm quan trọng của chuỗi cung ứng một số mặt hàng nông sản chủ lực như lương thực, thuỷ sản, rau củ quả, các mặt hàng nông sản khác và một số mặt hàng công nghệ, hàng tiêu dùng.

Do đó, các cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, chủ sử dụng lao động, bản thân người lao động phải nhận thức được vai trò của công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với việc duy trì chuỗi cung ứng hàng hoá một cách bền vững và phục vụ cho tăng trưởng cũng như phát triển đất nước một cách ổn định và an toàn.

Ngay trong các chuỗi cung ứng đang giữ vai trò là nơi lắp ráp, hoàn thiện với rất đông lao động như dệt may, da giày, điện tử thì trong thời gian qua, sau 20 năm phát triển các khu công nghiệp, môi trường lao động được cải thiện rất nhiều do các nhãn hàng đưa ra các yêu cầu cùng với pháp luật ngày càng hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ, ý thức và nhận thức của doanh nghiệp, người dân được nâng lên.

“Tuy nhiên ở đâu đó, ngay cả chuỗi cung ứng hàng công nghệ cao, mặt hàng mới phải dùng công nghệ mới, nguyên liệu mới... chúng ta chưa có được nghiên cứu, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến người lao động nên quyền lợi của họ chưa đảm bảo. Rất nhiều bệnh nghề nghiệp mới phát sinh liên quan đến vật liệu mới, công nghệ mới nhưng chưa được nghiên cứu để kịp thời bổ sung là một ví dụ”, ông Nguyễn Anh Thơ đánh giá.

Qua khoá học này, các học viên được tiếp cận với những nội dung mang tính chuyên sâu kết hợp với kinh nghiệm từ hoạt động thực tế của các chuyên gia, nhà quản lý có thời gian dài tham gia trong lĩnh vực ATVSLĐ và cả các mô hình làm tốt công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe người lao động. Đồng thời, sau khi khóa huấn luyện kết thúc, mỗi học viên có thể áp dụng ngay những kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết đã được trao đổi, truyền đạt tại khóa học này vào thực tiễn hoạt động huấn luyện, giảng dạy của mình nhằm đưa vai trò, vị thế và chất lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ của mỗi doanh nghiệp, tổ chức ngày càng được nâng lên.

Khôi Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load