Thứ năm 31/10/2024 07:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định tầm nhìn đến năm 2050

15:54 | 01/08/2024

(Xây dựng) - Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 734/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định tầm nhìn đến năm 2050
Theo Kế hoạch, sẽ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. (Ảnh: Thu Loan)

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 14/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đã đề ra.

Bên cạnh đó, xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.

Nội dung của Kế hoạch về dự án đầu tư công là tập trung triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng khung (hạ tầng giao thông, thông tin truyền thông, hạ tầng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo...) để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đảm bảo ổn định sản xuất, an toàn nguồn nước, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo bền vững của địa phương; dự án cần thiết đầu tư để đồng bộ giữa quy hoạch tỉnh và các quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia khác có liên quan đến tỉnh Bình Định nhằm bảo đảm phát huy hiệu quả, sức lan tỏa và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

Các dự án ưu tiên đầu tư thực hiện như: Cảng hàng không Phù Cát; đường ven biển tỉnh Bình Định đoạn Cát Tiến - Diêm Vân; xây dựng tuyến Đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ Quốc lộ 1D - Quốc lộ 19 mới; tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại; xây dựng Tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn...

Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

Theo Kế hoạch, sẽ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các vùng động lực, trục hành lang động lực của tỉnh.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: Hệ thống cảng biển, hạ tầng logistics; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, trí tuệ nhân tạo; các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; các dự án phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; phát triển điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, điện sinh khối và nguồn năng lượng mới, các dự án cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học và đổi mới sáng tạo, thể thao, môi trường, thương mại, dịch vụ, du lịch...

Giải pháp thu hút đầu tư phát triển

Theo Kế hoạch, tỉnh sẽ nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo nguồn thu cho ngân sách. Xây dựng cơ chế chính sách đột phá phù hợp với quy định của pháp luật để thu hút các nhà đầu tư chiến lược làm động lực thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội.

Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư cởi mở, thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các khu du lịch, khu, cụm công nghiệp như: Cấp điện, nước, đường giao thông; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư đúng tiến độ đề ra.

Bên cạnh đó, tăng cường và tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và các cấp chính quyền; thường xuyên theo dõi, rà soát, đánh giá các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư, có cơ chế thu thập phản hồi, kiến nghị của nhà đầu tư, và kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; hoàn thiện thủ tục hành chính trong việc đăng ký và triển khai các dự án đầu tư. Rà soát, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ công việc và cải cách thủ tục hành chính.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong công tác thẩm định, cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư; rà soát, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án triển khai chậm, kém hiệu quả...

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Giải ngân hơn 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm.

  • Bình Định: Thúc đẩy triển khai dự án điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Tỉnh Bình Định đang tích cực xúc tiến các thủ tục liên quan để Tập đoàn PNE sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi với công suất dự kiến là 2.000MW, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.

  • Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong Luật PPP

    (Xây dựng) – Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

  • Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội đến năm 2025. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo chuỗi sản xuất cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên cả nước.

  • Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường

    (Xây dựng) - Đây là kỳ vọng của Ban tổ chức triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp dệt và may - thiết Bị, nguyên phụ liệu và vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024), vừa tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội.

  • Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn

    (Xây dựng) – Tại Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn, tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load