Thứ sáu 08/11/2024 05:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp nâng tỷ lệ cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh

22:52 | 19/03/2021

(Xây dựng) - Hội thảo "Vấn đề cây xanh đô thị Thành phố Hồ Chí Minh" do Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 19/3 đã làm rõ khá nhiều số liệu xung quanh vấn đề này.

Theo các chuyên gia, hiện quy mô cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh đang rất thấp, do đó giải pháp tăng diện tích cây xanh, phương án quản lý mảng xanh đô thị là rất cần thiết.

hoi kien truc su thanh pho ho chi minh tim giai phap nang ty le cay xanh tai thanh pho ho chi minh
Tỷ lệ cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện rất thấp đang là vấn đề khiến các kiến trúc sư lo lắng và tìm kiếm giải pháp khắc phục (Ảnh: Internet).

KTS Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Theo quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD, đơn vị ở: >= 2m2/người; ngoài đơn vị ở: >= 7m2/người Theo Tiêu chuẩn TCVN 9257:2012 là 12-15m2/người (cây xanh công viên 7-9m2/người; cây xanh vườn hoa 3-3,6m2/người và cây xanh đường phố 1,7- 2,0m2/người), nếu so tiêu chuẩn về cây xanh trên đầu người của Việt Nam đối với các đô thị trên thế giới thì đây là một tiêu chuẩn thấp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cây xanh chỉ đạt 0,55m2/người và đang phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020-2025 thành phố đưa ra chỉ tiêu tăng thêm tối thiểu 150ha đất công viên công cộng thì tỷ lệ đạt được là 0,65 m2/người. Vậy, để tăng diện tích chúng ta cần thời gian bao nhiêu năm nữa? Và chúng ta cần quỹ đất cho cây xanh là bao nhiêu hecta? Đó là vấn đề cần nhiều chuyên gia, ở các lĩnh vực khác nhau trong đó có giới kiến trúc sư tham gia nghiên cứu và đề xuất để xây dựng cho thành phố của chúng ta phát triển với môi trường xanh sạch và bền vững với thông điệp: “Hành tinh chúng ta vẫn còn hy vọng khôi phục”.

Cây xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được tính tại công viên, cây xanh ven đường, cây xanh khu dân cư và loại cây xanh khác. Tại công viên tập trung số lượng cây xanh nhiều nhất, lớn nhất và lâu đời nhất. Tuy vậy, những công trình dịch vụ, những bãi đỗ xe, những hàng quán…dần dần chiếm dụng và thay thế các mảng xanh…

KTS Niê Đào Đức Nguyên chia sẻ: Theo như số liệu thu thập được thì cả Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng gần 110,000 cây xanh đô thị (đa phần là cây ven đường được đánh số và chăm sóc ), phục vụ cho hơn 10 triệu dân, đây là 1 con số rất thấp. Các công trình kinh doanh chiếm dụng các công viên ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như sau: Công viên 23/9: 40%; Công viên Phú Lâm: 55%; Công viên Bình Phú: 38,7%; Công viên Lê Thị Riêng: 20%

Bên cạnh đó, các kiến trúc sư cũng đã đề xuất một số biện pháp, cơ chế để tăng số lượng cây và đảm bảo cây xanh tồn tại cùng với cuộc sống người dân thành phố.

Mai Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển không gian đô thị Bắc Giang sau sáp nhập

    (Xây dựng) - Đây là phát biểu của Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn tại buổi làm việc mới đây giữa Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang và Ban Thường vụ huyện Yên Dũng liên quan đến việc sáp nhập huyện Yên Dũng về thành phố Bắc Giang và các nội dung khác.

  • Bộ Xây dựng tổ chức “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024”

    (Xây dựng) - “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam” được tổ chức thường niên để thúc đẩy đối thoại, hợp tác và trao đổi kiến thức giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, các viện, cơ sở nghiên cứu giáo dục, đào tạo, các đối tác phát triển quốc tế và các tổ chức cá nhân quan tâm đến phát triển đô thị.

  • Hà Nội: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây sẽ diễn ra vào ngày 10/11

    (Xây dựng) - Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

  • Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị nhiều vấn đề về hạ tầng giao thông và đô thị

    (Xây dựng) – Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, ngập úng tại các tuyến đường, hệ thống cống thoát nước chưa hiệu quả và nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông… là những ý kiến được cử tri tại nhiều địa phương gửi đến các đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương.

  • Bài 3: Để Nghị quyết tiếp tục đi vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra. Đối với chỉ tiêu gặp nhiều thách thức, thành phố Hải Phòng cần có các giải pháp đột phá, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm – Nâng tầm đô thị vùng ven biển

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có tổng mức đầu tư trên 880 tỷ đồng đang dần tiến về đích. Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần nâng tầm đô thị vùng ven biển, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm ổn định duy trì kinh tế, xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh với điều kiện thời tiết cực đoan ngày càng trầm trọng cả về tần suất và mức độ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load