Thứ sáu 08/11/2024 14:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Hòa An (Cao Bằng): Xã Trương Lương phấn đấu đạt mục tiêu quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2022-2030

18:03 | 15/11/2023

(Xây dựng) – Trương Lương là xã được thành lập theo Nghị quyết số 864/NĐ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 trên cơ sở sáp nhập địa giới hành chính nhập toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Công Trừng vào xã Trương Lương thuộc huyện Hòa An (Cao Bằng). Xã đang phấn đấu hoàn thiện các mục tiêu theo Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2022-2030.

Hòa An (Cao Bằng): Xã Trương Lương phấn đấu đạt mục tiêu quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2022-2030
Điểm Trường Mầm non Sam Luồng sử dụng chung với điểm Trường Tiểu học Sam Luồng và Trường THCS Trương Lương.

Sau khi sáp nhập xã Trương Lương có 5.297,67ha. Xã có vị trí giáp ranh như sau: Phía Đông giáp xã Đức Long và xã Hồng Việt; phía Tây giáp xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình và xã Thanh Long, huyện Hà Quảng; phía Nam giáp xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình; phía Bắc giáp xã Lương Can, huyện Hà Quảng và xã Dân Chủ, xã Đức Long, huyện Hòa An. Năm 2022 dân số của xã có 3.603 người với 815 hộ gia đình, bình quân 4.42 người/ hộ. Phân bố trên địa bàn 9 xóm.

Xã Trương Lương được hình thành trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích xã Công Trừng. Do đó, xã Trương Lương hiện nay có lợi thế kế thừa về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng của xã Công Trừng cũ. Trên địa bàn xã có đường Tỉnh lộ 216 đi qua địa bàn xã là tuyến giao thông chung chuyển từ thành phố Cao Bằng, thị trấn Nước Hai đến thị trấn Thông Nông và lối mở Cần Yên huyện Hà Quảng. Tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đa dạng về vật nuôi, cây trồng cho năng suất, sản lượng ngày càng cao như: Cây thuốc lá, gừng, đỗ tương hữu cơ... Có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của người dân trong xã.

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của xã đã có chuyển biến rõ rệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng bước đầu và đã phát huy hiệu quả. Nhân dân và hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong quá trình phát triển kinh tế. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế phát triển và bền vững.

Tuy nhiên, xã Trương Lương cũng gặp nhiều trở ngại do là xã miền núi nên địa hình ở đây chủ yếu là đồi, núi cao xen kẽ là những thung lũng có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đa số đồi núi là đất lâm nghiệp. Khu vực núi đá dốc chưa sử dụng có thể khoanh nuôi rừng phòng hộ.

Địa hình miền núi phức tạp gây khó khăn không nhỏ đến khả năng sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp như: Hạn hán, ngập úng cục bộ, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng... khó khăn trong việc bố trí các công trình quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Địa bàn rộng, các xóm cách xa trung tâm xã. Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã cơ bản chưa được nhựa hóa và bê tông hóa nhiều, người dân đi lại gặp nhiều khó khăn. Vào mùa mưa thường xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra trong mùa mưa lũ, gây nhiều thiệt hại về tài sản, mất ổn định về đời sống của nhân dân trong vùng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lý và khai thác một cách hợp lý.

Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã nhìn chung còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất.

Hòa An (Cao Bằng): Xã Trương Lương phấn đấu đạt mục tiêu quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2022-2030
Trạm y tế xã Trương Lương: Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2016.

Nhìn chung trong năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã cơ bản ổn định. Kinh tế trên địa bàn xã đang phát triển đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trong những năm qua. Nền kinh tế của xã đang chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, tuy nhiên vẫn còn chậm. Nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo của xã, tốc độ phát triển không đều, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Trong quy hoạch xây dựng cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng hệ thống khu dân cư, hệ thống hạ tầng phục vụ sinh hoạt, phục vụ sản xuất sao cho ổn định phát triển nền kinh tế của xã, nâng cao đời sống nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn, đáp ứng chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hoài Đức (Hà Nội): Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, gắn với hoàn thành tiêu chí quận

    (Xây dựng) – Với sự đồng thuận cao về “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay, huyện Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu văn minh đô thị, góp phần hoàn thành các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận.

    20:03 | 05/11/2024
  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Bước chuyển mình từ nông thôn mới

    (Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từng bước chuyển mình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

    17:11 | 05/11/2024
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2025, An Mỹ trở thành xã nông thôn thông minh

    (Xây dựng) – Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể trong xã An Mỹ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã An Mỹ vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

    16:08 | 05/11/2024
  • Nam Định: 96,9% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Nam Định có 8 huyện, 1 thành phố; 175 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 146 xã, 15 thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 156 xã, thị trấn, chiếm 96,9% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra.

    15:13 | 05/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký Quyết định công nhận xã Lộc Bình, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    12:21 | 05/11/2024
  • Hưng Yên: Thêm 9 xã được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    23:04 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Tiến Thịnh thay đổi bộ mặt nhờ phát triển nông thôn mới

    (Xây dựng) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xã Tiến Thịnh là một điểm sáng, đạt được nhiều thành quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

    15:46 | 04/11/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cán đích huyện nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã đạt các tiêu chí huyện NTM theo quy định của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

    15:42 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

    12:41 | 04/11/2024
  • Hưng Yên: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đa Lộc

    (Xây dựng) – Vốn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ân Thi (Hưng Yên), bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đa Lộc, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, xã Đa Lộc đã và đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

    12:38 | 04/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load