Thứ sáu 20/09/2024 14:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hiện trạng về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng

20:42 | 11/05/2024

(Xây dựng) - Để đánh giá hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt và đề xuất toàn diện các giải pháp quy hoạch cao độ nền, thoát nước nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng Thủy lợi - Thủy điện Bình Định và Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định là đơn vị tư vấn cho UBND thành phố Đà Nẵng.

Hiện trạng về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng
Bà Tô Thúy Nga, đại diện Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng Thủy lợi - Thủy điện Bình Định và Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định trình bày về đánh giá liên quan đến hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt và đề xuất toàn diện các giải pháp quy hoạch cao độ nền, thoát nước nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo báo cáo đánh giá của Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng Thủy lợi - Thủy điện Bình Định và Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định về quy hoạch hệ thống thoát nước của thành phố Đà Nẵng theo Quyết định 499 đã được ban hành thì quy hoạch này chỉ tính quy hoạch thoát nước, các khẩu diện cống tính toán phụ thuộc lưu lượng và mực nước thượng hạ lưu tuy nhiên quan điểm về mực nước hạ lưu của đồ án này tiếp cận không theo tần suất. Trong tính toán lưu lượng nước mưa thoát qua các cống theo quan điểm chảy tự do hạ lưu không ngập nước, nên tính lưu lượng qua cống theo công thức chảy tự do.

Theo đó mực nước triều tại các cửa xả là 0.6m, nhưng thực tế nhiều thời điểm mưa lớn gặp triều cao dẫn đến khả năng thoát nước không đáp ứng so với tính toán. Với tần suất triều hiện nay ứng với chu kỳ 5 năm xảy ra một lần là 1,2m, còn mực nước các cửa xả trên sông thì lớn hơn nhiều cần mô phỏng mới có kết quả chính xác. Nhiều tuyến cống chảy ra sông Phú Lộc, tuy nhiên trong tính toán không xác định mực nước sông Phú Lộc, nên xem như chảy tự do, mặt dù thực tế đa số khi mưa to mực nước sông Phú Lộc cao làm ngập cửa ra tại các cống.

Theo quy hoạch hệ thống thoát nước của thành phố Đà Nẵng đã được ban hành thì nhiều tuyến cống đã được hình thành như: Xuân Hà, Phú Lộc, Tam Thuận. Nhiều tuyến cống khi vào thực tế đã thu hẹp kích thước so với quy hoạch đã đề ra nhiều như: Tuyến liên Phường Xuân Hà – Tam Thuận, Khe Cạn... Một số tuyến cống đã xây dựng thêm sau quy hoạch như: Thoát nước phía Đông, Hồ Xuân Hương Quảng Nam. Trạm Bơm Ông Ích Khiêm, Trạm Bơm Thanh Huy. Mặt dù đã đầu tư nhiều tuyến cống, phát huy một phần chống ngập, tuy nhiên một số tuyến cống do địa hình thực tế không đảm bảo đúng kích thước trong quy hoạch như tuyến Xuân Hà – Tam Thuận, tuyến Khe Cạn. Trạm bơm Ông Ích Khiêm do chưa đầu tư đủ trạm bơm, cũng như mực nước hố thu cao, các tổn thất do các trụ Pin, CSO... Làm cho mực nước tại cuối tuyến Ông Ích Khiêm dâng cao, đây cũng là nguyên nhân làm cho các tuyến chính của trung tâm thành phố từ 2 hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung ra cửa xả Ông Ích Khiêm bị ngập. Báo cáo tính toán thủy văn thủy lực trong quy hoạch cho thấy chưa thể hiện rõ số liệu mưa sử dụng để tính toán là mưa ngày/giờ hay một trận. Mực nước hạ lưu cống sử dụng mực nước sông Cẩm Lệ để làm điều kiện biên cho toàn sông Hàn và sông Cẩm Lệ chưa hợp lý. Đối với các lưu vực sông khác chưa làm rõ cơ sở để lựa chọn mực nước tính toán.

Về quy hoạch thoát nước đã phê duyệt đã khớp nối đầy đủ các bản vẽ quy hoạch, thuyết lập mô hình thoát nước của tư vấn rất chi tiết công phu, cơ sở số liệu lớn, phân tích khá chi tiết hiện trạng thoát nước của thành phố Đà Nẵng, các bản vẽ thể hiện đầy đủ rõ ràng. Tuy nhiên, các cửa xả đổ về sông nhiều, nhưng cơ sở để đưa ra mực nước sông chưa rõ ràng làm nên chưa đủ cơ sở khẳng định khả năng thoát của một số cống như tính toán, khi mưa cục bộ kết hợp lũ về cùng tần suất chưa được đề cập tới trong tính toán dẫn đến vượt khả năng thiết kế gậy ngập úng lớn. Lượng mưa thiết kế, mực nước các sông Vu Gia – Thu Bồn, Cu Đê phần mô hình có trình bày, tuy nhiên phần trình bày tương đối sơ sài và chu kỳ tràn cống lấy theo thời gian ngắn chưa hợp lý. Chưa xét đến mực nước sông Phú Lộc.

Về hiện trạng cao độ nền lưu vực Cu Đê các trận lũ lịch sử hay 1% và 5 % đều ngập trên diện rộng. Thay đổi ngập lụt lưu vực sông Túy Loan sau quá trình đô thị hóa. Về đánh giá hiện trạng cao độ nền không chế và tần suất đảm 1%, 5%, dựa trên bản độ ngập lụt từ Mô hình thủy văn thủy lực và phát triển đô thị năm 2013 và kết quả mô phỏng sơ bộ của tư vấn có thể thấy với tần suất 1% thì các khu vực ven sông Cu Đê, Vu Gia – Thu Bồn gần như ngập toàn bộ, lũ 5% thì có ngập ít hơn tuy nhiên phạm vi ngập cũng lớn.

Hiện trạng về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng
Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi ngập lụt lưu vực các sông tại Đà Nẵng.

Từ năm 2013 trở lại đây có nhiều công trình, dự án được xây dựng, do đó việc dựa vào bản độ ngập lụt 2013 để đánh giá kết quả ngập lụt sẽ không chính xác khi hiện tại đã có nhiều tuyến đường, đô thị được hoàn thành năm 2013. Do đó để có thể đảm bảo độ tin cậy khi đánh giá ngập lụt thì khi xây dựng các công trình, cần bổ sung khảo sát điều tra các vết lũ để hiệu chỉnh kiểm định mô hình và mô phỏng được kết quả chuẩn xác hơn.

Với số liệu hạn chế từ các đề tài dự án cũ tư vấn thu thập kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia đã mô phỏng ra các bản đồ ngập lụt với hiện trạng như trên. Để có kết quả tin cậy hơn đề nghị thành phố cho bổ sung thêm khảo sát địa hình và kinh phí thực hiện mô phỏng bằng mô hình toán cho các kịch bản và tổ hợp tính toán.

Về hiện trạng hoạt động của các Trạm bơm thoát nước khi các trạm bơm hoạt động thì hiệu quả chống ngập cho các khu vực lân cận cũng được nâng cao. Tuy nhiên một số trạm bơm cũng chưa phát huy hết hiệu quả. Trạm bơm Trương Chí Cương, mực nước hạ lưu thực tế thấp hơn cao trình thượng lưu nhưng vẫn bơm cần xem xét điều chỉnh thêm chế độ tự chảy. Trạm bơm Thanh Huy, Cao trình tự nhiên khu vực này thấp, nếu mực nước sông Phú Lộc dâng cao nước sông sẽ tràn ngược lại làm giảm hiệu quả của trạm bơm. Trạm Bơm Ông Ích Khiêm, thiết kế hiện tại mực nước lớn nhất của hố bơm là 1.3m cao hơn đỉnh triều 20% (H20%= 1.2m). Mặt khác tổn thất mực nước từ cống vào bể hút tương đối lớn, do đó khi mực nước hạ lưu cống trước khi đổ về hố bơm dâng cao. Hiệu quả thoát nước của các cống thấp nên các khu vực trung tâm thượng lưu cống ví dụ như: 2 hồ Hàm Nghi và Thạc Gián sẽ khó thoát ra ngoài cửa xả. Cần phải xem xét lại quy trình vận hành đặc biệt là giải pháp hạ mực nước vị trí cuối cống.

Nguyễn Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Mưa lớn trên diện rộng tại Kon Tum: Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

    (Xây dựng) - Theo bản đồ dự báo lượng mưa trong 24 giờ được phát sóng đêm 18/9, toàn tỉnh Kon Tum sẽ trải qua một đợt mưa lớn. Đặc biệt, các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông xuất hiện màu xanh đậm, cho thấy lượng mưa dự báo đáng kể. Những khu vực này có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngập lụt và sạt lở đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và môi trường.

    09:18 | 20/09/2024
  • Ninh Bình: Xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và kè hữu sông Đáy

    (Xây dựng) – Nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Vạc và tuyến đê sông Đáy đoạn qua địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã quyết định đầu tư xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và xử lý kè hữu sông Đáy ngay từ đầu năm 2024 để ứng phó với mưa bão.

    09:12 | 20/09/2024
  • Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt theo phương thức PPP

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 426/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà) – Đà Lạt (Lâm Đồng).

    09:06 | 20/09/2024
  • Hà Nội: Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài “mỏi mòn” chờ ngày cán đích

    (Xây dựng) – Sau hơn 2,5 năm chậm tiến độ, 300m đường cuối cùng của dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đang rơi vào bế tắc vì công tác giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây biến thành vườn rau và một số hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích.

    08:53 | 20/09/2024
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

    22:20 | 19/09/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

    20:56 | 19/09/2024
  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

    20:43 | 19/09/2024
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

    16:03 | 19/09/2024
  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

    15:53 | 19/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load