Thứ sáu 08/11/2024 18:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hệ thống TCQC góp phần khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, chống thất thoát trong đầu tư xây dựng

20:31 | 03/12/2020

(Xây dựng) – Để chống thất thoát, lãng phí trong các dự án đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đang triển khai Đề án hoàn thiện hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của nhiều Bộ ngành như: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…Việc hoàn thiện đề án nhằm góp phần nâng cao quản lý các dự án, hạn chế đội vốn, nâng cao năng suất ngành Xây dựng, tạo được thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh, chống thất thoát lãng phí, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng.

he thong tcqc gop phan khuyen khich ap dung cong nghe tien tien chong that thoat trong dau tu xay dung
TCQC kỹ thuật xây dựng là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của công trình xây dựng.

Có nhiều nhân tố quyết định đến quá trình tăng năng suất lao động, trong đó có vai trò quyết định của trình độ khoa học công nghệ. Với mục tiêu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đồng bộ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành biên soạn và ban hành 100% tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng theo quy hoạch định hướng mới.

Là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của công trình xây dựng, đồng thời góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư công trình xây dựng, đề án Hoàn thiện hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ những mục tiêu trọng tâm. Theo đó, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, thường xuyên soát xét, cập nhật nội dung các quy định trong Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng; hoàn thành biên soạn và ban hành 100% tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng theo quy hoạch định hướng mới; đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng tiêu chuẩn...

Qua các giai đoạn phát triển, thành tựu về kinh tế - xã hội trên thế giới đã chứng minh phát triển KHCN có tác động quan trọng tới việc nâng cao năng suất lao động. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, KHCN dự đoán sẽ phát triển như vũ bão, do đó, để kịp thời thích nghi với bối cảnh mới đòi hỏi mức độ quan tâm, đầu tư của toàn xã hội cho công nghệ tiên tiến phải tương xứng. Vì vậy, cần quy định rõ ràng TCQC kỹ thuật xây dựng trong việc khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến và tăng cường về mặt luật pháp để ngăn chặn việc nhập các công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; tăng cường vai trò của các đơn vị hoạt động xây dựng trong việc nghiên cứu và đầu tư đổi mới công nghệ.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây ngành Xây dựng ở Việt Nam liên tục áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, máy móc thiết bị hiện đại trong xây dựng nhằm nâng cao năng suất xây dựng, chất lượng công trình xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tăng năng suất 15-30% (thậm chí lên tới 40-45%) thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến, giảm lãng phí… Để làm được điều đó, Nhà nước cần khuyến khích, tạo đòn bẩy để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng.

Tuy nhiên khi áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, máy móc hiện đại mới sẽ gặp không ít khó khăn trong quản lý. Mặt khác, trong quá trình thi công do ảnh hưởng nhiều yếu tố khách quan như địa hình, mặt bằng, thời tiết… nên tổ chức thi công khá phức tạp; nhiều công tác xây dựng hiện vẫn chưa có trong định mức hoặc một số công tác có trong định mức nhưng lại không phù hợp với điều kiện thi công thực tế, do đó khó vận dụng thậm chí không áp dụng được. Việc bổ sung, sửa đổi TCQC chưa kịp thời trong khi các chính sách của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng thì liên tục thay đổi, nhiều quy định xây dựng không có trong định mức nên quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. Việc hệ thống TCQC chưa đầy đủ, không theo kịp sự phát triển của ngành dẫn đến việc lập, dự trù chi phí thiếu chính xác, quản lý chi phí gặp khó khăn, Chủ đầu tư thiếu các căn cứ pháp lý trong việc thẩm định phê duyệt dự án, dự toán công trình… là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát lớn trong đầu tư xây dựng.

Có ý kiến cho rằng, con số thất thoát, lãng phí chiếm tới 20-30% tổng số vốn đầu tư trong đầu tư xây dựng là khá cao, đòi hỏi cấp bách là phải nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm chống thất thoát lãng phí. Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2016/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Vấn đề đặt ra là cần có hành lang pháp lý để có thể thực hiện nghiêm túc những quy định này.

Cũng theo một số chuyên gia trong ngành Xây dựng, nếu chúng ta có hệ thống các công cụ quản lý đầy đủ, kịp thời để xác định chi phí hợp lý, phù hợp với cơ chế thị trường thì việc thực hiện các dự án sẽ bảo đảm chất lượng, tiến độ và không vượt dự toán. Đồng thời, giúp tăng tính minh bạch, cạnh tranh cho thị trường xây dựng.

Như Ý

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load