Chủ nhật 10/11/2024 14:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hậu Giang: Đề xuất dự án ưu tiên sử dụng vốn vay ODA

21:31 | 20/03/2021

(Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Hậu Giang đã có Công văn về việc đề xuất các dự án theo thứ tự ưu tiên thực hiện dự án ODA trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Tài chính. Theo Công văn này, UBND tỉnh Hậu Giang đề xuất dự án “Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” là dự án ưu tiên sử dụng vốn vay ODA.

hau giang de xuat du an uu tien su dung von vay oda
Sông nước thành phố Ngã Bảy.

Theo đó, tại Công văn số 354/UBND-NCTH cho biết Công văn số 16139/CV-BTC của Bộ Tài chính, nếu dự án “Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” với tổng mức đầu tư ban đầu là 1.415 tỷ đồng, được thực hiện, dư nợ vay lại của tỉnh sẽ tiệm cận mức trần dư nợ của tỉnh. Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đã điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư của dự án (với tổng mức đầu tư từ 1.415 tỷ đồng giảm còn 1.159 tỷ đồng) để giảm số vốn vay lại của tỉnh cho phù hợp với mức trần dư nợ đến năm 2025. Theo đó, dư nợ của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo dưới mức trần quy định.

Tỉnh Hậu Giang đang trình các Bộ, ngành Trung ương về đề xuất chủ trương 04 dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo cơ chế tài chính “Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại”. Trong đó, có 01 dự án thuộc lĩnh vực phát triển đô thị, 02 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 01 dự án thuộc lĩnh vực y tế. Đó là dự án Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy; Dự án Phát triển hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; dự án Phát triển bền vững cam, bưởi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2027 vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB); dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Y tế thành phố Ngã Bảy và Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ.

Dựa trên các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mức vốn viện trợ không hoàn lại, tiến độ thực hiện các dự án được đề xuất; UBND tỉnh Hậu Giang đã xây dựng thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án ODA trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, dự án “Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” được xác định là ưu tiên 1 để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Ngã Bảy được thành lập đầu năm 2020, có địa giới phía Đông giáp huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), phía Tây giáp huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), phía Nam giáp huyện Phụng Hiệp, phía Bắc giáp huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang). Ngã Bảy cách thành phố Vị Thanh – tỉnh lỵ Hậu Giang – khoảng 60 km (đường Quốc lộ), nhưng lại có những đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lí và điều kiện phát triển giao thông, giao thương: Nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, giữa trung tâm thành phố Cần Thơ và tỉnh lỵ Sóc Trăng (mỗi địa điểm cách Ngã Bảy khoảng 30 km).

hau giang de xuat du an uu tien su dung von vay oda
Thành phố Ngã Bảy nhìn từ trên cao (Ảnh: Duy Khương).

Thành phố Ngã Bảy là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh (Cái Côn, Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Mang Cá, Mương Lộ, Xẻo Vông, Xẻo Môn), đồng thời là đầu mối giao thông thủy quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngã Bảy nằm giữa các trục giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quản Lộ - Phụng Hiệp , đường tỉnh 927, đường tỉnh 927C nối với Quốc lộ Nam Sông Hậu... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cho địa phương.

Hiện nay, thành phố Ngã Bảy là đô thị loại III, là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu mối giao thông chính thứ hai của tỉnh Hậu Giang sau thành phố Vị Thanh. Ngã Bảy là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống cách mạng; là mảnh đất thơ ca, nơi khơi nguồn bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của cố soạn giả, NSND Viễn Châu đã đi vào lòng người Nam bộ và cả nước. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, địa danh Ngã Bảy có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi hội ngộ của bảy dòng sông, nét độc đáo được thiên nhiên ban tặng. Ngã Bảy không chỉ là điểm giao thương đủ các mặt hàng nông sản miền Tây sông nước: Cam sành, chanh không hạt, dưa hấu... nơi đây còn có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời như: đóng ghe, xuồng, đan lưới.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành bị chất dứt hợp đồng Gói thầu XL01

    (Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.

  • Cần gỡ khó để công nhân được vay vốn ưu đãi

    (Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…

  • Có được dùng chi phí giảm thuế để bổ sung hạng mục mới?

    (Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).

  • Hà Nội thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững

    Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững.

  • Linh hoạt bố trí vốn nhà nước tham gia dự án PPP

    Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

  • Doanh nghiệp ngành Xây dựng “trở lại” kênh huy động vốn từ trái phiếu chỉ với 200 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tháng 10/2024 ghi nhận có 21 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 19.678 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 1 đợt phát hành với giá trị vỏn vẹn 200 tỷ đồng đến từ doanh nghiệp ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load