Chủ nhật 10/11/2024 14:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hải quan tăng cường kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than

18:34 | 22/02/2022

(Xây dựng) – Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và các cục hải quan địa phương tăng cường nắm tình hình, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ để phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển.

hai quan tang cuong kiem soat dau tranh chong buon lau xang dau than
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về tăng cường quản lý nhập khẩu than, dầu tại Công văn số 3211/VPCP-KTTH ngày 19/10/2021 của Văn phòng Chính phủ; Công văn số 20/BCĐ389-VPTT ngày 25/11/2021 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Công văn số 65/BCĐ389-TCHQ ngày 23/12/2021 của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có Công văn số 512/TCHQ-ĐTCBL ngày 18/2/2022 yêu cầu các cục hải quan địa phương và Cục Điều tra chống buôn lậu tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: tổ chức quán triệt nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính tại các văn bản nêu trên.

Đồng thời, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo lực lượng kiểm soát Hải quan và các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ để phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển. Trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin về hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển với các lực lượng chức năng chống buôn lậu (biên phòng, công an, cảnh sát biển, quản lý thị trường và chính quyền các địa phương biên giới).

Cùng với đó, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với mặt hàng xăng dầu, than diễn ra phức tạp, kéo dài trên địa bàn quản lý, phụ trách mà không đề xuất biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.

Để công tác đấu tranh chống buôn lậu, xăng dầu, than đạt hiệu quả, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển. Giao Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và tham mưu cho Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 65/BCĐ389-TCHQ ngày 23/12/2021. Đồng thời, chủ động phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong việc biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành bị chất dứt hợp đồng Gói thầu XL01

    (Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.

  • Cần gỡ khó để công nhân được vay vốn ưu đãi

    (Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…

  • Có được dùng chi phí giảm thuế để bổ sung hạng mục mới?

    (Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).

  • Hà Nội thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững

    Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững.

  • Linh hoạt bố trí vốn nhà nước tham gia dự án PPP

    Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

  • Doanh nghiệp ngành Xây dựng “trở lại” kênh huy động vốn từ trái phiếu chỉ với 200 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tháng 10/2024 ghi nhận có 21 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 19.678 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 1 đợt phát hành với giá trị vỏn vẹn 200 tỷ đồng đến từ doanh nghiệp ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load