Thứ bảy 05/10/2024 12:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Hải Phòng: Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu theo tiêu chí đô thị

21:40 | 12/04/2021

(Xây dựng) - Năm 2021, thành phố Hải Phòng lựa chọn chủ đề năm “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu”. Công trình tại xã Nông thôn mới kiểu mẫu phải tiệm cận các tiêu chí của đô thị, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chăm lo cuộc sống của người dân nông thôn.

hai phong xay dung nong thon moi kieu mau theo tieu chi do thi
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm tra xây dựng Nông thôn mới.

Thực hiện chương trình xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu theo chủ trương của Thành ủy, Nghị quyết số 56 ngày 9/12/2019 của HĐND thành phố Hải Phòng và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đề ra đến năm 2025 có “100% số xã cơ bản đạt tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu”, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng phối hợp với các Sở, ngành địa phương rà soát, tham mưu UBND thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện 244 công trình về Nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong năm 2020, các địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã triển khai thực hiện và hoàn thành 38 công trình, còn 206 công trình sẽ tiếp tục triển khai và dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Việc xây dựng các công trình xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng nông thôn. Nhân dân đồng tình và ủng hộ rất cao, góp phần từng bước đô thị hóa các vùng nông thôn. Trong số 38 công trình đã hoàn thành trong năm 2021, có 939 hộ dân hiến 32.568m2 đất, gồm 12.423m2 đất ở, 20.145m2 đất nông nghiệp; giải tỏa vật kiến trúc của 726 hộ…

UBND thành phố Hải Phòng vừa có chỉ đạo, yêu cầu UBND các huyện tiếp tục tập trung lãnh đạo chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất để giải phóng mặt bằng mở rộng đường, khẩn trương đầu tư xây dựng, hoàn thành các công trình còn lại của 8 xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trước ngày 30/9/2021. UBND các huyện chủ động tổ chức rà soát tổng thể lại các xã, đề xuất kế hoạch, lộ trình cụ thể để đầu tư xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung nghiên cứu một số tiêu chí về giao thông như chiều rộng mặt đường, vỉa hè điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, cây xanh; việc bố trí bãi rác tập trung, tổ chức thu gom rác… phù hợp với thực tế và tương lai phát triển dân cư. Các ngành chức năng tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng các xã còn lại của giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng ưu tiên đầu tư trước cho các xã còn lại của huyện An Dương và Thủy Nguyên. Đồng thời, rà soát các tuyến đường, đảm bảo tuân thủ theo Bộ Tiêu chí xây dựng xã Nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025.

Ngày 24/3/2021, UBND thành phố Hải Phòng có Văn bản số 1836/UBND-NN về việc xây dựng nông thôn mới năm 2021. Trong đó, UBND thành phố Hải Phòng giao UBND các huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão sử dụng nguồn vốn theo chỉ đạo tại Thông báo số 333/TB-UBND ngày 18/9/2020 của UBND thành phố Hải Phòng, nguồn vốn đầu tư công của huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thành tiêu chí huyện Nông thôn mới trong năm 2021 theo quy định. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn, giám sát các huyện thực hiện theo quy định.

Đồng thời, UBND thành phố Hải Phòng có một số điều chỉnh về lựa chọn các xã xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Theo đó, giữ nguyên tổng số 14 xã, tùy yêu cầu của các địa phương sẽ có lựa chọn phù hợp. Cụ thể, huyện Thủy Nguyên có 5 xã gồm: Kênh Giang, Liên Khê, Lưu Kiếm, Thủy Đường, Hòa Bình. Huyện An Dương có 3 xã gồm: Quốc Tuấn, An Hòa, Đặng Cương. Huyện Vĩnh Bảo có các xã: Tam Đa, Hòa Bình; huyện Tiên Lãng có các xã: Cấp Tiến, Tiên Thắng; huyện Kiến Thụy có xã Thanh Sơn; huyện An Lão có xã Chiến Thắng.

Thành phố Hải Phòng sẽ ưu tiên dành nguồn lực tập trung xây dựng các xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Theo đó, 14 xã này sẽ được đầu tư kinh phí khoảng 2500 tỷ đồng, bình quân mỗi xã 180 tỷ đồng. Thành phố Hải Phòng sẽ bố trí nguồn vốn đầu tư công 944,4 tỷ đồng. Trong đó, năm 2021, đã phân bổ cho 8 xã thí điểm năm 2020 là 420 tỷ đồng. Số còn lại bố trí cho 14 xã, dự kiến bình quân mỗi xã 37 tỷ đồng.

Được biết, nguồn ngân sách của huyện bố trí bổ sung từ nguồn đấu giá đất huyện được để lại và 50% số vốn đầu tư công phân cấp cho các huyện. Phần còn thiếu sẽ cân đối bổ sung trong năm 2022. Trước đó, thành phố Hải Phòng bố trí hơn 660 tỷ đồng từ nguồn đầu tư công của thành phố để xây dựng thí điểm 8 xã Nông thôn mới kiểu mẫu gồm các xã: Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo); Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng); Thụy Hương (huyện Kiến Thụy); Tân Dân (huyện An Lão); Đồng Thái (huyện An Dương); Gia Minh, Gia Đức (huyện Thủy Nguyên) và Xuân Đám (huyện Cát Hải).

Hải Nguyên – Đăng Hùng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Linh (Quảng Trị): Huy động hơn 2.110 tỷ để xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Sau gần 14 năm (2011-2024) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã huy động trên 2.110 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

  • Nghệ An: Thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 3/10, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Thanh Hóa: Công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3942/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 cho các xã trên địa bàn tỉnh.

  • Tân Phước (Tiền Giang): Xã Hưng Thạnh nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, xã Hưng Thạnh (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã tạo dựng được nhiều thành tựu đáng kể trên con đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau khi xuất sắc đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, xã đã không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đặt quyết tâm cao độ trong việc trở thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024.

  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

  • Tây Sơn (Bình Định): Phát triển nông thôn mới một cách bền vững

    (Xây dựng) – “Huyện Tây Sơn, Bình Định từ một vùng đất nghèo, có địa hình phức tạp, không được thuận lợi nhưng đã xây dựng được 14/14 xã đạt 100% xã nông thôn mới. Đây là một thắng lợi bước đầu nhưng hết sức to lớn, đánh dấu một kỳ tích của huyện”, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh tại buổi lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load