Thứ tư 13/11/2024 07:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hải Phòng: Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

10:37 | 22/07/2021

(Xây dựng) - UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

hai phong ho tro nguoi lao dong va nguoi su dung lao dong gap kho khan do anh huong cua dai dich covid 19
Người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ.

Ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết: Kế hoạch nhằm triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời đến người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, thành phố Hải Phòng hỗ trợ 12 nội dung, gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người lao động ngừng việc; Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế; Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật; Hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch; Hỗ trợ hộ kinh doanh; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; Hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác.

Việc hỗ trợ đảm bảo các nguyên tắc như: Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; Xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách; Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 Mục II Nghị quyết 68 của Chính phủ) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

Phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố; căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.

Kinh phí thực hiện được lấy từ các nguồn: Nguồn vốn để Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho người sử dụng lao động vay vốn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg; Nguồn kinh phí hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại chương III, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thành phố.

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng còn lại theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg do Ngân hàng chính sách thành phố cấp từ sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư.

Đại Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load