Thứ sáu 20/09/2024 06:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hải Dương: Xây dựng thị trấn Thanh Hà trở thành đô thị loại IV sau năm 2030

14:59 | 19/07/2022

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hải Dương vừa có quyết định về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung mở rộng thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đến năm 2035.

hai duong xay dung thi tran thanh ha tro thanh do thi loai iv sau nam 2030
Thị trấn Thanh Hà sẽ trở thành đô thị loại IV sau năm 2030.

Theo quyết định, ranh giới nghiên cứu quy hoạch trên toàn bộ diện tích tự nhiên của thị trấn Thanh Hà và mở rộng sang 1 phần diện tích các xã: Cẩm Chế, Tân An, Thanh Khê, Thanh Xá của huyện Thanh Hà.

Ranh giới có các phía tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp các xã Cẩm Chế, Tân Việt; phía Nam giáp xã Thanh Khê; phía Đông giáp Thanh Xá và phía Tây giáp các xã: Thanh Khê, Tân An đều của huyện Thanh Hà. Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 728,39ha, tăng 11,08ha so với diện tích nghiên cứu quy hoạch được duyệt 717,31ha. Trong đó bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thị trấn Thanh Hà (527,19ha) và mở rộng diện tích sang các xã: Cẩm Chế (158,72ha), Thanh Khê (31,76ha), Tân An (10,14ha) và Thanh Xá (0,58ha).

Dự báo quy mô dân số đô thị (bao gồm dân số tự nhiên và cơ học) của thị trấn Thanh Hà đến năm 2030 khoảng 12.939 người; đến năm 2035 khoảng 18.219 người. Tính chất, chức năng đô thị của thị trấn Thanh Hà là trung tâm tổng hợp cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và khu vực; đến sau năm 2030 là đô thị loại IV trong hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương.

Quy hoạch chung mở rộng thị trấn Thanh Hà nhằm cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã phê duyệt; đáp ứng được yêu cầu, định hướng phát triển của thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà và của tỉnh Hải Dương; xây dựng thị trấn Thanh Hà trở thành đô thị trung tâm cấp huyện phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục; có sức hấp dẫn về môi trường đầu tư, có tính cạnh tranh trên một số lĩnh vực dịch vụ thương mại; phát triển bền vững, hài hòa với môi trường; giữ vai trò là đô thị hạt nhân, là động lực phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Hà nói riêng và của tỉnh Hải Dương nói chung;

Tạo môi trường sống và làm việc cho người dân với đầy đủ các tiện ích và dịch vụ đô thị cho nhu cầu trước mắt và đáp ứng được trong tương lai; hoàn thiện và nâng cao chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan đô thị; xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thị trấn Thanh Hà và vùng phụ cận theo tiêu chí đô thị loại IV sau năm 2030; tăng cường quản lý, thu hút đầu tư, tạo nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh đồng bộ và hiện đại; làm cơ sở pháp lý để định hướng và quản lý xây dựng theo quy hoạch, hình thành các chương trình, dự án đầu tư xây dựng.

Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương cũng xác định nhiệm vụ chủ yếu của đồ án quy hoạch là điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng; lịch sử, văn hóa, du lịch, dịch vụ, cảnh quan thiên nhiên; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị; khảo sát đo đạc bản đồ địa hình phục vụ công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch; xác định tiềm năng, động lực phát triển đô thị; tính chất, mục tiêu quy hoạch; dự báo quy mô dân số lao động và quy mô đất đai xây dựng đô thị; xác định các chỉ tiêu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chủ yếu cho các giai đoạn phát triển đô thị.

Quy hoạch mở rộng cũng xác định định hướng quy hoạch sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch; đề xuất định hướng phát triển không gian đô thị, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá môi trường chiến lược; đề xuất nội dung quy hoạch xây dựng đợt đầu (đến năm 2030); các dự án ưu tiên đầu tư tạo động lực phát triển đô thị và đề xuất các chính sách, giải pháp về nguồn lực thực hiện…

Vị Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load