Chủ nhật 19/05/2024 11:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công, xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh

15:25 | 23/01/2024

(Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 203/SXD-QLHĐXD, về tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh và tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động.

Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công, xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh (Ảnh minh họa).

Để nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn lao động, nhằm chủ động công tác phòng ngừa tai nạn lao động, ngăn ngừa những sự cố gây ra hậu quả đáng tiếc xảy ra trong thi công xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Sở Xây dựng đề nghị các Sở, ngành, Ban Quản lý dự án (QLDA), UBND cấp huyện, các chủ đầu tư và các đơn vị hoạt động trong ngành Xây dựng thực hiện một số nội dung:

Đối với các Sở, ngành, UBND cấp huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn lao động trong xây dựng chuyên ngành, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy trình, quy phạm, công nghệ xây dựng tiên tiến, áp dụng vật liệu mới trong thiết kế, thi công các công trình xây dựng cho các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và đột xuất công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; tăng cường kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công, lồng ghép kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công của chủ đầu tư theo quy định. Kiên quyết xử lý hoặc yêu cầu cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình.

Đối với các chủ đầu tư, Ban QLDA tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ban QLDA thường xuyên nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý; nâng cao năng lực trong tổ chức thực hiện dự án; lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có đủ năng lực phù hợp với quy mô, loại, cấp công trình để thực hiện dự án; tăng cường công tác kiểm tra hiện trường để theo dõi, kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình, an toàn lao động.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, lưu ý: “Tổ chức giám sát, kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn của các nhà thầu thi công xây dựng công trình; thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp này khi cần thiết; tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật; nhà thầu tư vấn thiết kế khảo sát, cập nhật thực tế các công trình có thể gây ảnh hưởng tới an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng như: công trình điện đi ngầm trong lòng đất, công trình đường dây điện trên không, trạm biến áp...; rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định; báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng. Cương quyết dừng thi công nếu phát hiện tại công trình, công trường xây dựng có nguy cơ mất an toàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình, an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do mình được giao làm chủ đầu tư”.

Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình cần nghiêm túc thực hiện đúng, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình như: Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023; Thông tư số 16/2021/TT-BXD ngày 20/12/2021 của Bộ xây dựng ban hành QCVN18:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng và Văn bản số 182/BXD-GĐ ngày 11/01/2024 của Bộ Xây dựng về việc bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng công trình… Trong đó, lưu ý một số nội dung như trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động và thực hiện nghiêm kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đã được chấp thuận; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng.

Nhà thầu thi công, người sở hữu, quản lý khai thác, sử dụng, vận hành xe máy, thiết bị thi công thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng tại công trường; bố trí nhân sự, người lao động điều khiển hoặc vận hành các loại máy đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công giao sử dụng, điều khiển và vận hành phù hợp với yêu cầu từng loại công việc trên công trường theo quy định. Tổ chức thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn.

Trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, nhà thầu, người sử dụng lao động phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường, trong đó có các biện pháp kỹ thuật an toàn đối với hố đào sâu (hố cọc, móng…) đang thi công để tránh người bị rơi ngã, tai nạn. Tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Bắt buộc phải có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập; hệ thống phương tiện cảnh báo, báo hiệu, chỉ dẫn cụ thể; có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào (kể cả giờ nghỉ), đặc biệt đối với các công trình giao thông, hạ tầng thoát nước phải có rào chắn cứng, đèn tín hiệu cảnh báo, chỉ dẫn an toàn… Lưu ý tăng cường công tác quản lý công trường trong giai đoạn nghỉ, dừng thi công đảm bảo tuân thủ các quy định tại mục 2.1.12 QCVN 18:2021/BXD, đặc biệt trong các kỳ nghỉ dài vào các ngày lễ, Tết.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan từ trong nội bộ doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường. Kiên quyết dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình, mất an toàn lao động để kịp thời xử lý.

Ngoài ra, Sở Xây dựng đề nghị các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động theo Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 17/1/2024 của UBND tỉnh và thực hiện nghiêm túc Văn bản số 447/UBND-XD ngày 07/2/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

Trần Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thời tiết ngày 19/5: Bắc Bộ rải rác có mưa dông, Nghệ An đến Phú Yên nắng nóng

    Ngày 19/5, phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; từ Nghệ An đến Phú Yên nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt từ 35-37 độ C.

  • Lục Ngạn: Phát triển đô thị bền vững, tạo động lực phía Đông tỉnh Bắc Giang

    (Xây dựng) – Theo chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2025, huyện Lục Ngạn sẽ thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới. Trước ngưỡng cửa lịch sử, huyện Lục Ngạn đang dồn toàn lực hoàn thành và nâng cao các tiêu chí, gắn việc phát triển đô thị với bảo vệ môi trường, hài hòa với thiên nhiên.

  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Tập trung giải phóng mặt bằng, phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, UBND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, kết quả giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

  • Đề nghị rà soát suất đầu tư cao tốc Phủ Lý – Nam Định

    (Xây dựng) – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nam Định rà soát tiêu chuẩn, giải pháp thiết kế, chi phí xây dựng khi suất đầu tư dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định đang được tính toán sơ bộ khoảng 375 tỷ đồng/km.

  • Cao Bằng: Rộn ràng Ngày hội cho công nhân lao động

    (Xây dựng) - Ngày 18/5, tại Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng (huyện Quảng Hoà), Liên đoàn Lao động tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội công nhân lao động, hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

  • Bắc Ninh: Giao đất mở đường – thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản giao 3.658,7m2 đất trồng lúa cho Ban Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, để xây dựng đường nối từ nút giao thông Tây Nam sang làng Đại học tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh (đợt 2).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load