Thứ năm 07/11/2024 21:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn

22:04 | 24/09/2023

(Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, hết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước được hoàn thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tạo được nhiều dấu ấn trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn
Bí thư Huyện ủy Bùi Nhân Sâm kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại một địa phương.

Tập trung xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Hương Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thông chính trị và toàn thể nhân dân. Công tác tuyên truyền luôn được cấp ủy, chính từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và mang lại hiệu quả thiết thực. Với phương châm nắm từng tiêu chí, chắc từng bước đi, phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành chương trình hành động lan tỏa tới mỗi người, mỗi gia đình, mỗi thôn xóm tại nơi đây.

Trong 9 tháng năm 2023, ban chỉ đạo, các thành viên ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã tổ chức 167 cuộc tuyên truyền với 20.880 lượt người tham gia tại các xã; tổ chức 17 lớp tập huấn với 958 lượt người tham gia; 05 xã tổ chức 11 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm với 165 lượt người tham gia. Cùng với đó, là những cuộc làm việc với cán bộ cốt cán của xã và đối thoại với người dân để chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khó khăn, tồn động mà bà con đang có nhiều ý kiến, nhằm tạo sự đồng thuận và tăng cường niềm tin, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn
Nhân dân huyện Hương Sơn tập trung đào đăp, mờ rộng và đổ bê tông đường giao thông.

Ông Phạm Văn Quyết - Trưởng thôn Tiên Long, xã Sơn Trung cho biết: “Để đạt khu dân cư kiểu mẫu, chúng tôi đã tập trung hiến đất, hiến cây để mở rộng nền đường giao thông, cải tạo chỉnh trang vườn hộ và di dời chuồng trại đảm bảo hợp vệ sinh, tích cực chung sức, góp tiền xây dựng thôn sớm hoàn thành các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu đảm bảo bền vững”.

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn
Nhân dân xã An Hòa Thịnh vệ sinh môi trường, mở rộng hành lang giao thông.

Phong trào ra quân về cơ sở xây dựng nông thôn mới tiếp tục được duy trì có hiệu quả, người dân và cán bộ toàn huyện càng gần gũi nhau hơn, đoàn kết hơn và thi đua cùng nhau vươn lên. Nhờ thế, xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Hương Sơn tiếp tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra.

Trong 9 tháng năm 2023, toàn huyện có 10 xã, thị trấn thành lập mới 31 mô hình (5 vừa, 26 nhỏ); Thành lập mới 02 tổ hợp tác, 02 hợp tác xã, 33 doanh nghiệp (giải thể 06 doanh nghiệp), đến nay, toàn huyện có 94 hợp tác xã, 338 tổ hợp tác, 643 doanh nghiệp.

Cùng với đó, đã khảo sát, lựa chọn, đăng ký 29 thôn xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 58 vườn xây dựng vườn mẫu để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện; Các xã đã triển khai rà soát lấy thông tin tại các vườn hộ, khu dân cư để xây dựng phương án dự toán khu dân cư mẫu, vườn mẫu; có 3 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 4 vườn mẫu, 3 cụm dân cư “sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn – văn minh” Lũy kế đến nay toàn huyện có 145/224 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 901 vườn mẫu, 34 cụm dân cư “sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn – văn minh”.

Trong lĩnh vực giao thông: Tiến hành cứng hóa 40,9 km trục đường các loại (trong đó 26,4 km theo cơ chế hỗ trợ xi măng, 14,6 km theo chương trình dự án); đắp bù lề các tuyến đường 37,37 km; mở rộng nền đường 13,6 km; phát sẻ vệ sinh đường 186,3 km; đào rãnh đất 28,37 km; Cứng hóa 10,76 km rãnh thoát nước.

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn
Dưới sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, đường làng ngõ xóm dần cứng hóa.

Thay thế hệ thống đường dây điện sau công tơ 16,67 km, làm mới 40,53 km đường điện thắp sáng làng quê. Thay thế 21 trạm biến thế, 64 cộ điện cao thế; Xây mới 363 nhà ở đạt chuẩn, xóa 1 nhà tạm bợ; Khởi công xây mới, nâng cấp 55 phòng học và 8 phòng chức năng, làm mái che, sân trường, hàng rào ...Làm mới 30 khu vui chơi giải trí cho người già và trẻ em; mở rộng nâng cấp 7 khu thể thao xã; xây mới 1 nhà văn hóa thôn, nâng cấp 31 nhà văn hóa thôn.

Trong lĩnh vực môi trường: di dời 294 chuồng trại chăn nuôi, 47 công trình phụ không đảm bảo cảnh quan; xây 599 hố đựng và xử lý phân chăn nuôi; lặp đặt 1.086 mô hình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình; phá bỏ 582 nhà vệ sinh một ngăn, 2 ngăn, xây mới 701 nhà vệ sinh tự hoại.

Tiếp tục triển khai hoàn thiện nội dung Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030, Bí thư Huyện uỷ Bùi Nhân Sâm đề nghị: “Các địa phương, tập trung huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh của nhân dân để nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới một cách bền vững. Trong đó cần chú trọng xây dựng lộ trình, kế hoạch chi tiết, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận, bán sát địa bàn, bám sát các khu dân cư, từng hộ gia đình, từng công việc cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, phải khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; thúc đẩy tập trung, tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Tiếp tục duy trì Ngày chủ nhật xanh, xây dựng cảnh quan, môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt. Tiếp tục nâng cao chất lượng và chiều sâu các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra”.

Huyện Hương Sơn xác định xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả, phát huy vai trò người đứng đầu. Xây dựng lộ trình, kế hoạch chi tiết, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận, bán sát địa bàn, bám sát các khu dân cư, từng hộ gia đình, từng công việc cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả. Tập trung dồn sức, huy động cả hệ thống chính trị, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đỡ đầu, hỗ trợ, đồng hành với xã về nguồn lực, ngày công lao động đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nội dung tiêu chí.

Tăng cường công tác quy hoạch và lập quy hoạch

Huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp đơn vị tư vấn hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phố Châu (đã hoàn thiện chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định và trình lại Sở Xây dựng, tuy nhiên đang chờ phương án sắp xếp, sáp nhập địa giới hành chính); quy hoạch chung đô thị Nầm (đang xem xét phương án quy hoạch gắn với Đề án sáp nhập đơn vị hành chính); chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm, điểm dân cư xã An Hòa Thịnh (1/500) (đến nay đã hoàn thành thẩm định tại Sở Xây dựng và đang trình UBND tỉnh phê duyệt);

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn
Thị trấn Phố Châu huyện Hương Sơn.

Chỉ đạo các địa phương tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng giai đoạn 2021 - 2030 (đến nay các xã đều đã được phê duyệt đề cương nhiệm vụ, có 08 xã đã hoàn thành phê duyệt, các xã còn lại đang triển khai thực hiện; chỉ đạo hướng dẫn lập, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết các công trình dự án và quy hoạch điểm dân cư xen dắm trên địa bàn.

Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn được quan tâm, chú trọng thực hiện: đã cấp 80 giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án trên địa bàn huyện; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình theo quy định.

Nhờ đó, nền kinh tế Huyện Hương Sơn có những chuyển biến tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng đầu năm ước đạt 130,376 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 1.146 tỷ đồng, đạt 53,3% kế hoạch, tăng 52,8% so với cùng kỳ. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã bố trí 271,764 tỷ đồng; số vốn đã giải ngân 195,547 tỷ đồng, đạt 71,95% kế hoạch; có 01 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư 1 dự án Khu dân cư tại thôn Sinh Cờ, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, với tổng mức đầu tư (dự kiến) 85,768 tỷ đồng).

Đồng chí Trần Bình Thân- Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: xác định xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc chủ động, tích cực của người dân. Phát huy những kết quả đã và đang đạt được, căn cứ vào nhiệm vụ tình hình mới trong 3 tháng cuối năm, chúng tôi tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực, dưới sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, đơn vị tài trợ, đỡ đầu và con em xa quê, tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hóa, xã hội, sớm hoàn thành đề án huyện nông thôn mới nâng cao”.

Phương Dung - Lê Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mê Linh (Hà Nội): Xã Tự Lập - Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tự Lập, huyện Mê Linh (Thành phố Hà Nội) đã làm thay đổi toàn diện bức tranh thôn quê. Diện mạo nông thôn nhờ đó khởi sắc về mọi mặt, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được nâng cao.

  • Nghệ An: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Trong đó, phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.

  • Nghi Lộc (Nghệ An): Xã Nghi Hoa đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Ngày 6/11, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (1954-2024) và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

  • Hà Nội: Huyện Gia Lâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị

    (Xây dựng) – Trong thời gian qua, huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu và đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng sức, đồng lòng của nhân dân đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn và đời sống của người dân thay đổi rõ rệt.

  • Hoài Đức (Hà Nội): Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, gắn với hoàn thành tiêu chí quận

    (Xây dựng) – Với sự đồng thuận cao về “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay, huyện Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu văn minh đô thị, góp phần hoàn thành các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Bước chuyển mình từ nông thôn mới

    (Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từng bước chuyển mình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2025, An Mỹ trở thành xã nông thôn thông minh

    (Xây dựng) – Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể trong xã An Mỹ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã An Mỹ vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

    16:08 | 05/11/2024
  • Nam Định: 96,9% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Nam Định có 8 huyện, 1 thành phố; 175 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 146 xã, 15 thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 156 xã, thị trấn, chiếm 96,9% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra.

    15:13 | 05/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký Quyết định công nhận xã Lộc Bình, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    12:21 | 05/11/2024
  • Hưng Yên: Thêm 9 xã được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    23:04 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Tiến Thịnh thay đổi bộ mặt nhờ phát triển nông thôn mới

    (Xây dựng) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xã Tiến Thịnh là một điểm sáng, đạt được nhiều thành quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

    15:46 | 04/11/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cán đích huyện nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã đạt các tiêu chí huyện NTM theo quy định của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

    15:42 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

    12:41 | 04/11/2024
  • Hưng Yên: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đa Lộc

    (Xây dựng) – Vốn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ân Thi (Hưng Yên), bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đa Lộc, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, xã Đa Lộc đã và đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

    12:38 | 04/11/2024
  • Thanh Oai (Hà Nội): Sẵn sàng đón đoàn của Trung ương về khảo sát thực tế các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

    21:17 | 02/11/2024
  • Long An: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức Hội nghị nhằm rà soát kết quả thực hiện chỉ tiêu và tiến độ giải ngân các nguồn vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2024.

    15:04 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load