Thứ sáu 20/09/2024 05:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Xây dựng huyện Thạch Thất bền vững theo hướng đô thị xanh

10:25 | 12/07/2024

(Xây dựng) - Tối 11/7, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện (13/7/1954 - 13/7/2024) và gắn biển công trình vườn hoa Phùng Khắc Khoan.

Hà Nội: Xây dựng huyện Thạch Thất bền vững theo hướng đô thị xanh
Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tặng hoa chúc mừng huyện Thạch Thất.

Ôn lại truyền thống 70 năm qua, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức nhấn mạnh: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Sơn Tây, ngày 15/6/1945, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương huyện Thạch Thất được thành lập. Vừa mới ra đời, Chi bộ đã lãnh đạo nhân dân nhất tề nổi dậy tổng khởi nghĩa và giành chính quyền trong Cách mạng Tháng 8/1945.

Trong thời gian kháng chiến toàn quốc bùng nổ, huyện Thạch Thất nói chung và Nhân dân các xã nói riêng đã đón nhiều cơ quan trung ương và Hà Nội về đóng tại địa phương và đón nhiều đồng bào Thủ đô tản cư về ở.

Đặc biệt, từ ngày 13/1/1947 đến ngày 2/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí lãnh đạo của Đảng đã chọn nhà cụ Nguyễn Đình Khuê tại xóm Lài Cài, thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm làm nơi ở và hoạt động. Trong 19 ngày ở Cần Kiệm, Bác viết nhiều thư, điện ký, nhiều sắc lệnh quan trọng cho cuộc kháng chiến, điền hình như: Lời kêu gọi toàn dân thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, Lời kêu gọi nhân ngày Tết, thư chúc mừng năm mới...

Hà Nội: Xây dựng huyện Thạch Thất bền vững theo hướng đô thị xanh
Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức phát biểu tại buổi lễ.

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, nhận định rằng thời cơ đã đến, ngày 13/7/1954, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Thạch Thất và Mặt trận Việt Minh, từ mọi ngả đường quân, dân các xã trong huyện, với khí thế cách mạng dâng cao đã đổ về đánh chiếm bốt Chi Quan - căn cứ đầu não cuối cùng của thực dân Pháp trên địa bàn huyện, đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân, tay sai và huyện Thạch Thất hoàn toàn giải phóng. Thạch Thất trở thành huyện đầu tiên của Hà Nội giành được giải phóng, góp phần quan trọng cho Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình số 03-CTr/HU ngày 31/3/2021 của Huyện ủy về “Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”, đến nay, huyện Thạch Thất có 5 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…

Hà Nội: Xây dựng huyện Thạch Thất bền vững theo hướng đô thị xanh
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội mong muốn huyện Thạch Thất tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội XVII Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết đại hội 24 Đảng bộ huyện.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo thành phố, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chúc mừng và biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Thạch Thất đã đạt được trong những năm qua.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị huyện Thạch Thất tiếp tục phát huy các lợi thế nêu trên. Đồng thời, huyện cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sao cho đồng bộ, phù hợp với Quy hoạch vùng Thủ đô; quản lý thật tốt các quy hoạch đã được phê duyệt, gắn với tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng đô thị, môi trường, giải phóng mặt bằng, phòng cháy, chữa cháy… Trong những năm tới, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, còn có nhiều khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống văn hiến, anh hùng, cùng những thành tựu, kinh nghiệm sau gần 40 năm đổi mới, hơn 15 năm mở rộng địa giới Thủ đô sẽ là những nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng tạo thêm thế lực, điều kiện để xây dựng và phát triển Thủ đô và huyện Thạch Thất theo đúng định hướng.

"Thành phố tin tưởng và mong muốn, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện nhà, với khát vọng và quyết tâm lớn, với bản lĩnh và nghị lực, cùng sự đoàn kết, đồng lòng sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển huyện nhanh, bền vững theo hướng đô thị xanh; góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại và hạnh phúc", Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ nhấn mạnh.

Hà Nội: Xây dựng huyện Thạch Thất bền vững theo hướng đô thị xanh
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất thực hiện nghi lễ gắn biển công trình vườn hoa ­ Phùng Khắc Khoan chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Nhân dịp này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến và lãnh đạo thành phố, huyện Thạch Thất đã gắn biển công trình Vườn hoa trạng Bùng Phùng Khắc Khoan chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load