Thứ sáu 20/09/2024 19:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội sẽ thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng trong 12 tháng

16:41 | 05/12/2022

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa thống nhất về chủ trương triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn Thành phố theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải, thời gian thí điểm 12 tháng khi đảm bảo điều kiện về mặt bằng, phương tiện và các quy định có liên quan.

Hà Nội sẽ thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng trong 12 tháng
Ảnh minh họa.

Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp với Công an Thành phố, UBND các quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và các đơn vị có liên quan triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị nêu trên.

Cùng đó, điều chỉnh linh hoạt số lượng xe, phạm vi phù hợp với tình hình thực tế: không trùng lặp tuyến và mô hình thí điểm xe điện 2 bánh kết nối phương tiện vận tải hành khách công cộng tuyến BRT đang triển khai theo đề xuất của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.

Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện, sau 12 tháng thí điểm có tổng kết, đánh giá về chất lượng, hiệu quả của các mô hình và tham mưu, đề xuất UBND Thành phố xem xét, quyết định việc triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát về trình tự, thủ tục và tham mưu cho UBND Thành phố có văn bản báo cáo, xin ý kiến Thường trực HĐND Thành phố về việc miễn phí sử dụng tạm thời hè phố trong thời gian triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo UBND Thành phố trước ngày 5/12/2022.

Thành phố cũng giao UBND các quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân cùng với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan hướng dẫn đơn vị triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đảm bảo các điều kiện về mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để tổ chức thực hiện trước ngày 15/12/2022.

Được biết, 6 quận nội thành được thí điểm trước ở giai đoạn đầu. Trong đó, quận Ba Đình dự kiến có 340 xe đặt tại tuyến Kim Mã, Trần Huy Liệu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thái Học, Đội Cấn, Quán Thánh. Quận Tây Hồ có 242 xe tại các tuyến Lạc Long Quân, Thanh Niên, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, Trích Sài.

Quận Đống Đa có 100 xe tại Giảng Võ, Hào Nam, Hoàng Cầu, Thái Hà, Láng. Quận Hoàn Kiếm có 280 xe tại Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng... Gần 300 xe còn lại được đặt tại quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng.

Người dân có thể sử dụng dịch vụ thông qua phần mềm trên điện thoại thông minh: mở khóa xe bằng quét mã QR, tìm trạm và đặt xe qua ứng dụng...

Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng đối với xe đạp và 10.000 đồng đối với xe đạp điện. Người dân thuê xe cả ngày sẽ trả mức giá 60.000 đồng với xe đạp và 120.000 đồng với xe đạp điện. Hệ thống cũng có vé theo tháng, quý và năm; thanh toán bằng ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load