Thứ sáu 20/09/2024 22:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng giai đoạn 2021 - 2030

16:07 | 21/10/2020

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 201/KH-UBND về phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố, giai đoạn từ năm 2021 đến 2030.

Theo đó, Hà Nội đặt tiêu chí đến năm 2030, khoảng 80 - 90% người dân tại khu vực trung tâm thành phố có thể tiếp cận sử dụng xe buýt trong phạm vi 500m.

ha noi phat trien phuong tien van tai hanh khach cong cong giai doan 2021 2030
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo kế hoạch, UBND thành phố yêu cầu xác định rõ loại hình, số lượng phương tiện và mạng lưới vận tải hành khách công cộng theo từng giai đoạn, bảo đảm đáp ứng chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận theo các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và thành phố; bảo đảm kết nối đến các khu vực tập trung dân cư (khu đô thị, khu công nghiệp ...), các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng mật độ bao phủ đến các huyện ngoại thành, các trung tâm phát triển kinh tế - xã hội; kết nối thuận tiện với các đầu mối giao thông và giữa các loại hình, phương thức vận tải.

Kế hoạch cũng nêu rõ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng.

Cụ thể, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút các thành phần tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mức hỗ trợ lãi suất cho các đơn vị đầu tư phương tiện tham gia cung ứng dịch vụ vận tải bằng xe buýt trên địa bàn thành phố theo quy định.

Thành phố cũng sẽ báo cáo, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách “Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vay lại vốn ODA cho các dự án đầu tư mua sắm phương tiện công cộng hiện đại, có mức phát thải đạt tiêu chuẩn EURO 5, sử dụng năng lượng sạch, động cơ thân thiện môi trường”. Bên cạnh tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng, thành phố sẽ đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng kết nối, trung chuyển; tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác hoạt động vận tải.

Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; sắp xếp lại bộ máy quản lý, tăng cường hiệu quả công tác quản lý để giảm chi phí…

Hiện nay, vận tải hành khách công cộng, tuy chưa đạt như kỳ vọng, nhưng mạng lưới xe buýt đã đáp ứng được khoảng 16,08% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Hà Nội là địa phương sở hữu mạng lưới xe buýt lớn nhất cả nước với 122 tuyến xe buýt đảm bảo bao phủ toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

  • Hà Nội: Cấm xe vượt quá tải trọng đi trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

    (Xây dựng) - Để bảo đảm an toàn cho hệ thống kênh và trục chính thủy lợi sông Nhuệ, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng di chuyển trên các bờ kênh và trục chính của hệ thống thủy lợi này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load