Thứ sáu 08/11/2024 14:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Nội: Kinh tế 8 tháng đầu năm duy trì tăng trưởng

22:06 | 23/09/2021

(Xây dựng) – Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng kinh tế - xã hội Thủ đô vẫn đạt được kết quả tích cực, một số mục tiêu, chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch.

ha noi kinh te 8 thang dau nam duy tri tang truong
Ảnh minh họa.

Sáng 22/9, sau phiên khai mạc, HĐND thành phố Hà Nội đã nghe Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải trình bày báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2021.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, từ đầu năm đến nay, thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu “phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an sinh xã hội”. Mặc dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm vẫn đạt được những kết quả nhất định: Kinh tế duy trì tăng trưởng, thu ngân sách được đảm bảo; thu hút đầu tư thực hiện tốt, cung ứng hàng hóa ổn định, chỉ số giá trong tầm kiểm soát…

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý II tăng 6,61% và cao hơn quý I là 5,17%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 8 tháng đạt 164.483 tỷ đồng, đạt 69,8% dự toán Trung ương giao; bằng 110,3% so với cùng kỳ (nếu tính cả số thu được gia hạn trong 8 tháng đầu năm thì tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố 8 đạt 177.683 tỷ đồng, đạt 75,4% dự toán Trung ương giao và 70,7% dự toán HĐND Thành phố giao, bằng 108,7% so với cùng kỳ).

Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục cải thiện. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 841,8 triệu USD. Thu hút đầu tư trong nước ngoài ngân sách đạt 9.599 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 164,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4%. Toàn Thành phố cũng có 13.172 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký 181.821 tỷ đồng (tăng 4% về số lượng và tăng 2% về vốn đăng ký). Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố năm thứ 3 liên tiếp duy trì vị trí thứ 9/63.

Tuy nhiên, do tác động bởi đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ tư và trải qua 4 đợt giãn cách xã hội, một số chỉ tiêu 8 tháng của năm 2021 đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2020: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 6,3%; kim ngạch xuất khẩu giảm 5,2%; doanh thu vận tải hành khách giảm 2,3%, vận tải hàng hóa tăng 0,5% (cùng kỳ tăng 2,1%); khách du lịch quốc tế giảm 83,3%.

Chi ngân sách địa phương thực hiện 8 tháng là 39.174 tỷ đồng, đạt 36% dự toán năm và bằng 90,5% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển 12.974 tỷ đồng, đạt 25,3% dự toán; chi thường xuyên 26.160 tỷ đồng, đạt 55,2% dự toán. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm đạt 9.785 triệu USD, giảm 5,2% (cùng kỳ giảm 7,2%); kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 22.507 triệu USD, tăng 21,8%, cùng kỳ năm 2020 giảm 8,5%; chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,77% so với tháng 7, tăng 2,94% so với tháng 12/2020…

Trước tình hình đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, để kịp thời đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, bên cạnh các chính sách đã được Trung ương ban hành, Thành phố đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công và một số đối tượng khác bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch.

Tính đến 30/8, ngân sách các cấp đã bố trí kinh phí cho phòng, chống dịch theo quy định là 1.731,8 tỷ đồng; hỗ trợ 373.367 đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch theo các chính sách của Trung ương và Thành phố với tổng kinh phí 433,4 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn lực ngân sách, Thành phố huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền huy động lũy kế đến 31/8 là hơn 746,5 tỷ đồng. Trong 8 tháng qua, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 114.795/160.000 lao động, đạt 71,7% kế hoạch, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,14% dân số.

Đỗ Quang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load