Thứ sáu 20/09/2024 13:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3

09:19 | 11/09/2024

(Xây dựng) – Vừa qua, lãnh đạo quận Hà Đông (Hà Nội) đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Trong hai ngày tính từ 7/9, lực lượng chức năng quận và các địa phương, phối hợp với người dân khu vực bị ảnh hưởng đã nhanh chóng xử lý thiệt hại sau bão với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.

Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3
Quận Hà Đông gấp rút triển khai dọn dẹp cây đổ, các tuyến phố chính sẽ được giải phóng trước ngày 12/9.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) quận Hà Đông, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã khiến 732 cây xanh trên địa bàn quận bị gãy đổ, 01 nhà dân bị sập do cây đổ, 22 nhà dân bị tốc mái tôn, 09 ô tô bị hư hỏng do cây đổ đè vào. Bên cạnh đó, một số tường rào của cơ quan, đơn vị đã bị đổ và đang được lãnh đạo quận cho phương án xử lý.

Trên địa bàn quận Hà Đông hiện có 20 dự án, công trình xây dựng và 1.467 công trình nhà ở riêng lẻ đang được triển khai thi công. Để ứng phó và khắc phục hậu quả của cơn bão, các công trình hiện tại đã được tạm dừng xây dựng, 10 trục cáp tại các công trình cũng đã chấp hành dừng hoạt động, neo thân trục để đảm bảo an toàn khi bão đi qua. Một số hạng mục về điện trên địa bàn quận cũng bị thiệt hại: 25 cột điện, đèn chiếu sáng bị gãy, đổ; nổ 02 bốt điện, một số tuyến dây điện bị đứt do cây đổ vào.

Trước những thiệt hại kể trên, Quận ủy, UBND quận, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN quận đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương nhanh chóng xử lý cây xanh bị đổ gãy, đặc biệt tại các tuyến đường chính để tránh gây ra ách tắc giao thông. Lãnh đạo quận cũng chỉ đạo rà soát những công trình xây dựng, chung cư cũ, nhà ở riêng lẻ có nguy cơ mất an toàn, bị tốc mái để vận động, di dời người dân tới nơi an toàn cho đến khi được khắc phục. UBND các phường có cây bị đổ, gãy khẩn trương huy động lực lượng xung kích, phối hợp với người dân để xử lý sớm nhất.

Trong sáng ngày 8/9, quận Hà Đông đã huy động 1.772 người gồm các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ của quận và 17 phường được trang bị máy móc, thiết bị như: Cưa máy, dao dựa, găng tay để khắc phục hậu quả sau bão. Ngoài lực lượng được huy động, các đơn vị Sư đoàn 301, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển và Học viện Quân y đóng quân trên địa bàn quận cũng phối hợp hỗ trợ với quân số 350 cán bộ, chiến sỹ.

Một số hình ảnh ghi nhận trên địa bàn quận Hà Đông khắc phục hậu quả sau bão ngày 10/9:

Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3
Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3

Tuyến phố bên cạnh khu công viên La Casta Văn Phú đã được khắc phục để người dân có thể lưu thông.

Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3

Cây lớn đổ chắn ngang cửa nhà dân được cưa đi để đảm bảo an toàn, trả lại phần vỉa hè cho người đi bộ.

Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3

Nhiều xe cẩu hoạt động hết công suất để thu dọn cây xanh ngổng ngang.

Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3

Các công nhân vệ sinh môi trường cũng chung tay, giúp sức dọn dẹp cành, lá cây trên hè phố để trả lại cảnh quan môi trường trên tuyến đường Vạn Phúc – Hà Đông.

Hà Đông (Hà Nội): Tích cực, chủ động khắc phục hậu quả bão số 3

Tại một góc phố trên trục đường Quang Trung, các công nhân của Công ty Môi trường Đô thị đang dọn dẹp những cây xanh cuối cùng để trả lại vỉa hè cho người dân.

Được biết, trong sáng 10/9, ngập úng đã xảy ra trên địa bàn các phường Mộ Lao, Phúc La, Phú Lương, Đồng Mai, Văn Quán. Trước thông tin đó, quận Hà Đông đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng, đảm bảo an toàn cho người dân. Lực lượng chức năng của quận và các phường đã tổ chức di dời người dân nơi xảy ra ngập úng tới các cơ sở công cộng, đảm bảo đáp ứng cho đến khi nước rút.

Do diễn biến mưa lũ vẫn còn đang phức tạp, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN quận Hà Đông yêu cầu UBND các phường chủ động kiểm tra, rà soát và sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Cùng với đó, tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

Đồng thời phối hợp với các xí nghiệp thoát nước để đảm bảo việc tiêu thoát nước tại các điểm hiện đang còn ngập úng, đảm bảo sớm ổn định cuộc sống của nhân dân.

Hưng Thịnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Mưa lớn trên diện rộng tại Kon Tum: Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

    (Xây dựng) - Theo bản đồ dự báo lượng mưa trong 24 giờ được phát sóng đêm 18/9, toàn tỉnh Kon Tum sẽ trải qua một đợt mưa lớn. Đặc biệt, các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông xuất hiện màu xanh đậm, cho thấy lượng mưa dự báo đáng kể. Những khu vực này có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngập lụt và sạt lở đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và môi trường.

    09:18 | 20/09/2024
  • Ninh Bình: Xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và kè hữu sông Đáy

    (Xây dựng) – Nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Vạc và tuyến đê sông Đáy đoạn qua địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã quyết định đầu tư xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và xử lý kè hữu sông Đáy ngay từ đầu năm 2024 để ứng phó với mưa bão.

    09:12 | 20/09/2024
  • Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt theo phương thức PPP

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 426/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà) – Đà Lạt (Lâm Đồng).

    09:06 | 20/09/2024
  • Hà Nội: Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài “mỏi mòn” chờ ngày cán đích

    (Xây dựng) – Sau hơn 2,5 năm chậm tiến độ, 300m đường cuối cùng của dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đang rơi vào bế tắc vì công tác giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây biến thành vườn rau và một số hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích.

    08:53 | 20/09/2024
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

    22:20 | 19/09/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

    20:56 | 19/09/2024
  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

    20:43 | 19/09/2024
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

    16:03 | 19/09/2024
  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

    15:53 | 19/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load