Chủ nhật 10/11/2024 14:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Giá xăng dầu thế giới và lạm phát Việt Nam

10:57 | 30/03/2022

(Xây dựng) - Trong bối cảnh giá xăng dầu cao và nguy cơ lạm phát gia tăng vẫn là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người dân, PV Báo điện tử Xây dựng đã tổng hợp nhận định của Tiến sĩ Phạm Công Hiệp - Giảng viên cấp cao kiêm Giám đốc chương trình Cử nhân Kinh doanh, Đại học RMIT về vấn đề này.

gia xang dau the gioi va lam phat viet nam
Tiến sĩ Phạm Công Hiệp - Giảng viên cấp cao kiêm Giám đốc chương trình Cử nhân Kinh doanh, Đại học RMIT

Tiến sĩ Phạm Công Hiệp phân tích, người dân đang có tâm lý kém lạc quan dù lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát: chỉ số tiêu dung bình quân hai tháng đầu năm nay tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là vẫn nằm trong mức lạm phát mục tiêu dưới 4% của Chính phủ cho năm 2022. Điều này có nghĩa là nó vẫn nằm trong mức cho phép, chưa gây tác động xấu quá mức đối với nền kinh tế và đời sống của người dân. Với người dân, lạm phát chỉ đơn giản là giá xăng tăng hay giảm.

Ông cho rằng, những lo ngại của người tiêu dùng không phải là không có căn cứ. Đầu tiên, sự lo ngại này có thể là do tâm lý của người tiêu dùng khi nhìn vào những nền kinh tế lớn hơn như Mỹ, Australia hay các nước châu Âu, những nơi đang phải đối phó với vấn nạn lạm phát tăng rất cao trong thời gian gần đây. Thêm nữa, đó là do những căng thẳng giữa Nga và Ukraine tác động trực tiếp đến giá năng lượng, đặc biệt là xăng dầu, chi phí logistics, giao thương.

gia xang dau the gioi va lam phat viet nam
Gía xăng dầu trên thế giới có nhiều biến động

Nhưng đáng lưu ý hơn cả, việc tiêu thụ xăng dầu đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của rất nhiều hàng hóa tiêu dùng. Do đó, việc giá xăng dầu tăng cao thường khiến các sản phẩm tiêu dùng khác phải tăng giá theo. Điều đó tác động ngay lập tức đến chi tiêu của từng hộ gia đình. Và khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, những lo lắng của người tiêu dùng về các vấn đề lạm phát vẫn sẽ chưa được chấm dứt.

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu áp lực lạm phát từ sự gia tăng đột biến của tổng cầu trong giai đoạn hậu Covid-19 trong khi chuỗi cung ứng chưa ổn định và nguồn cung hạn chế, dẫn đến khả năng khó đáp ứng mức tăng lớn của tổng nhu cầu từ người tiêu dùng.

Mặt khác, nền kinh tế Việt đang phục hồi, doanh nghiệp đang rộn ràng quay trở lại hoạt động sản xuất. Nếu tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra cũng là một yếu tố khá quan trọng tác động tới lạm phát. Bởi thiếu hụt lao động, các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để tuyển dụng, đào tạo lao động.

Đối phó với giá cả và lạm phát, Tiến sĩ Hiệp cho rằng, cần chủ động nguồn cung trong nước, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa cũng như tập trung phát triển thị trường nội địa trong bối cảnh căng thẳng thế giới leo thang; người dân cần có kế hoạch tiêu dùng hợp lý và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho các kịch bản xấu hơn nếu như lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên bình tĩnh ứng phó và có kế hoạch hợp lý hơn là đầu cơ tích trữ có thể làm cho tình hình lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn.

Một xu hướng quan trọng là chuyển hướng sang sử dụng năng lượng sạch và bền vững trong sản xuất và đời sống. Nguồn điện gió, mặt trời, xe chạy điện, trang thiết bị sản xuất sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng như tự đảm bảo nguồn cung năng lượng cho sản xuất sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ khủng khoảng xăng dầu như hiện nay.

Giải pháp cho mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022

Giảng viên Đại học RMIT đề xuất: Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể hạn chế cung tiền cũng như giảm quy mô các gói kích cầu hiện tại để hạn chế phần nào lạm phát trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cần phải gia tăng kiểm tra vốn đầu tư công, tránh lãng phí, giám sát các doanh nghiệp nhà nước chặt chẽ, nhất là các đơn vị trong ngành năng lượng, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ tích trữ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và an sinh xã hội.

Nhà nước cũng cần thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm soát linh hoạt yếu tố gây biến động giá xăng dầu để giảm thiểu tác động xấu đối với tăng trưởng và lạm phát. Ngoài ra, việc xuất khẩu dầu thô cũng sẽ gia tăng đáng kể cho ngân sách Chính phủ năm nay khi giá dầu đang tăng giá mạnh. Vì vậy, Nhà nước có thể dùng một phần tiền này để giảm phí thuế trên giá xăng dầu hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu trong nước để hạn chế lạm phát.

Giảm thuế, phí với xăng dầu cũng là một nỗ lực cần thiết từ Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát. Do đó, Chính phủ nên cân nhắc việc tính toán lại các loại thuế phí liên quan đến xăng dầu, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cần có giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nước, tăng dự trữ xăng dầu nhập khẩu để điều tiết khi cần, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp chia sẻ.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành bị chất dứt hợp đồng Gói thầu XL01

    (Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.

  • Cần gỡ khó để công nhân được vay vốn ưu đãi

    (Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…

  • Có được dùng chi phí giảm thuế để bổ sung hạng mục mới?

    (Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).

  • Hà Nội thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững

    Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững.

  • Linh hoạt bố trí vốn nhà nước tham gia dự án PPP

    Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

  • Doanh nghiệp ngành Xây dựng “trở lại” kênh huy động vốn từ trái phiếu chỉ với 200 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tháng 10/2024 ghi nhận có 21 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 19.678 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 1 đợt phát hành với giá trị vỏn vẹn 200 tỷ đồng đến từ doanh nghiệp ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load