Thứ bảy 05/10/2024 10:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Dự án chống ngập do triều ở TP.HCM: Bao giờ phát huy hiệu quả?

09:33 | 29/04/2021

(Xây dựng) - Hoàn thành 95% nhưng Dự án chống ngập do triều có xét tới yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng mặc dù đã trễ hẹn gần 3 năm. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho Dự án với mục tiêu là hoàn thành trong năm 2021.

du an chong ngap do trieu o tphcm bao gio phat huy hieu qua
Cống Tân Thuận đang hoàn thiện những hạng mục cuối để đưa vào vận hành trong năm 2021.

Mục tiêu ban đầu của dự án

Được khởi công xây dựng từ 26/6/2016 và dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4/2018, thế nhưng đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành mà mới đạt 95% khối lượng công việc và chậm tiến độ hơn 3 năm. Dự án chống ngập do triều có xét tới yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) nhằm giải quyết ngập do triều cho khu vực trung tâm TP.HCM và khu bờ hữu sông Sài Gòn với diện tích 570 km2 và cho 6,5 triệu dân Thành phố. Dự án được xuất phát từ quy hoạch thủy lợi 1547 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt từ năm 2008, với mục tiêu ban đầu của dự án là thực hiện các giải pháp kiểm soát thủy triều, chủ động hạ thấp mức nước trên các kênh trục bao quanh vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, phát huy khả năng trữ nước của hệ thống kênh rạch, hồ nước và các khu vực thấp, trũng, làm tăng khả năng tiêu thoát cho hệ thống cống rãnh trong Thành phố, chấm dứt tình trạng úng ngập do lũ và triều, tạo nền cho việc tiêu thoát nước mưa từ hệ thống kênh rạch, định hướng các khung trục tiêu; gắn kết việc vận hành công trình kiểm soát nước với cải thiện môi trường kênh rạch cho khu vực này. Các khu vực được hưởng lợi từ dự án này là Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 8, huyện Bình Chánh và Nhà Bè.

Theo quy hoạch này thì khu vực trung tâm Thành phố và bờ hữu sông Sài Gòn sẽ hết ngập do triều cường bởi 6 cống được xây dựng ở 6 cửa sông nhằm ngăn triều cường lên. Các cửa van ngăn sông có chiều rộng từ 40 – 160 m sẽ hạ xuống khi có triều lên, đồng thời, hệ thống máy bơm công suất lớn lên đến 24 m3/s sẽ bơm nước ra ngoài hỗ trợ khi trời mưa, nếu nước mưa thoát được ra sông. Nói về mục tiêu này, TS.KTS Võ Kim Cương cho biết, đây là dự án có thể giải quyết căn cơ bài toán chống ngập do triều cường, biến đổi khí hậu cũng như do mưa lớn.

Theo KTS.TS Võ Kim Cương, nếu làm được hệ thống đê bao chắn triều cường thì diện tích TP.HCM bị ngập do triều cường giảm đi rất nhiều, thậm chí có thể nói là sẽ giải quyết căn bản tình trạng ngập do triều cường. Hơn nữa, khi hoàn thành hệ thống đê cao chắn triều cường, mực nước ở các rạch trong nội thành cũng hạ xuống ổn định, tự nhiên trở thành các hồ điều tiết, khi có mưa lớn sẽ trữ nước mưa.

Theo các chuyên gia, dự án chống ngập hoàn thành cũng sẽ hạn chế được tình trạng ngập lụt do mưa. Bởi không có đê ngăn và van ngăn ở sông thì vào lúc triều cường cao, nước từ ngoài sông sẽ chảy vào trong cống, chảy ngược lên đường. Nhưng khi có đê chắn nước sông sẽ không có áp lực làm nước chảy ngược lên mặt đường nữa, trong trường hợp có mưa việc sử dụng máy bơm sẽ hiệu quả.

Bao giờ dự án phát huy hiệu quả?

Mục tiêu của dự án là vậy, nhưng khi triển khai lại gặp khó khăn, nhất là khâu giải phóng mặt bằng khiến dự án chậm tiến độ đến 3 năm khiến dư luận lo lắng. Theo báo cáo từ cơ quan chức năng, dự án được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) vào tháng 6/2016. Hợp đồng BT có tổng giá trị gần 10.000 tỷ đồng, trong đó 84% là thanh toán bằng tiền mặt và 16% là thanh toán bằng đất với thời gian hoàn thành khoảng 30/4/2018. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, công trình gặp một số vướng mắc phát sinh về vấn đề giải ngân vốn từ ngân hàng, thiếu mặt bằng thi công… cho nên đến nay công trình vẫn chưa hoàn thành như kế hoạch.

Trước những khó khăn của dự án, ngày 01/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 40 về việc tiếp tục triển khai Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn l). Theo đó, Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc theo đề nghị của UBND TP.HCM và các Bộ ngành để dự án được tiếp tục thực hiện theo cơ chế đặc thù mà Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 20/8/2015 của Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, vẫn phải thực hiện theo các thủ tục đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhằm bảo đảm lợi ích về kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư. Chính phủ tháo gỡ nhưng phải thực hiện việc thanh toán, quyết toán, kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật.

GS Lê Huy Bá - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý môi trường, cho biết: TP.HCM là đô thị chịu tác động mạnh mẽ về biến đổi khí hậu. Vì vậy, hệ thống cống ngăn triều chống ngập giai đoạn 1 đã phê duyệt từ 14 năm trước và đến nay chưa đưa vào vận hành thì quá trễ.

du an chong ngap do trieu o tphcm bao gio phat huy hieu qua

Theo báo cáo của nhà đầu tư Trung Nam Group thì 6 cống ngăn triều gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định đã cơ bản thi công xong. Hiện các cống này chỉ còn thi công hoàn thiện hạng mục nhà quản lý và dọn dẹp mặt bằng công trình, riêng cống Tân Thuận, ngoài nhà quản lý thì còn hoàn thiện trụ Pin, cầu công tác và khu vực Âu thuyền. Đối với 7,8 km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ khẩu độ dưới 10 m thì chỉ còn thi công mang cống cho đê kè 1, 2, 3 và 4. Đối với cống Cầu Kinh, Bà Bướm thì thi công hoàn thiện trạm bơm, mương cáp và nhà quản lý và các phân khu.

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Chủ đầu tư) cho biết: Không chỉ chính quyền mà người dân lẫn đơn vị thi công đang rất nóng lòng để dự án đưa vào sử dụng.

“Chính phủ vừa có Nghị quyết 40 tháo gỡ các khó khăn của Dự án để Dự án có thể đặt mục tiêu hoàn thành trong năm 2021 và vận hành hoạt động phục vụ người dân vào năm sau. Đây là tin rất vui cho chúng tôi và cho người dân TP.HCM, nhất là khi nhân dân Thành phố sẽ được hưởng các kết quả tích cực từ dự án”, ông Tiến chia sẻ.

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 27/9/2024 về việc tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

    11:35 | 02/10/2024
  • Diện mạo đời sống các khu tái định cư Kinh thành Huế

    (Xây dựng) - Thực hiện chủ trương về di dời, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân trong khu vực I di tích Kinh thành Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt đầu tư các khu dân cư ở Bắc Hương Sơ (thành phố Huế) cho khoảng 5.000 hộ dân đến “an cư, lập nghiệp” tại đây. Những ngôi nhà mới tươm tất, bên cạnh hạ tầng khu dân cư hiện đại đã giúp người dân yên tâm với cuộc sống mới.

    09:20 | 02/10/2024
  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Xã Kỳ Đồng đạt chuẩn đô thị loại V

    (Xây dựng) - Sáng 1/10, UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Kỳ Anh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023; quyết định của UBND tỉnh công nhận xã Kỳ Đồng đạt đô thị loại V.

    22:37 | 01/10/2024
  • Khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại 2 thành phố lớn trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10/2024

    (Xây dựng) - Ngày 01/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 443/TB-VPCP kết luận Phiên họp thứ 3 của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    22:25 | 01/10/2024
  • Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế Thủ đô

    Chiều 1-10, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TƯ ngày 30-12-2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện.

    19:32 | 01/10/2024
  • Đẩy mạnh nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh tại Thái Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 1/10, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ngành, thành phố, huyện tại địa phương.

    10:59 | 01/10/2024
  • Tạo sức bật mới phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Đổi mới tư duy, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển, quyết tâm vươn lên, khắc phục khó khăn, tạo sức bật mới nhằm phát triển Đà Nẵng xứng đáng với vai trò là trung tâm và là đầu tầu, dẫn dắt của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

    08:25 | 01/10/2024
  • Cà Mau: Xã Tắc Vân sẽ được nâng lên thành phường

    (Xây dựng) – Kết quả buổi thẩm tra của Ban Pháp Chế - HĐND tỉnh (trước Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa X dự kiến tổ chức tháng 10/2024) vừa qua, xã Tắc Vân đạt 4/4 tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo được nâng lên thành phường.

    22:02 | 30/09/2024
  • Quảng Ninh có thêm thành phố trực thuộc thứ 5

    (Xây dựng) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở thị xã Đông Triều, thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là ngày 1/11/2024.

    21:52 | 30/09/2024
  • Hạ Long: Tái kiến thiết thành phố sau bão số 3

    (Xây dựng) - Bão số 3 gây thiệt hại nặng trên diện rộng về công trình xây dựng hạ tầng thành thị và nông thôn của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Địa phương đã thần tốc dọn vệ sinh môi trường, xử lý hậu quả thiên tai; nay chuyển sang bước mới, đầu tư tái kiến thiết thành phố sau bão, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Tiến Dũng về nội dung này.

    19:44 | 30/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load