Thứ bảy 22/02/2025 23:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đồng Tháp thúc đẩy đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

10:33 | 22/02/2025

(Xây dựng) – Ngày 21/2, tại Đồng Tháp, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) đang tiến hành xây dựng và triển khai thí điểm “Đề án Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước” tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Đề án này nhằm thiết lập cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ công tác bảo tồn đất ngập nước và sinh kế cộng đồng địa phương.

Đồng Tháp thúc đẩy đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của các đại diện từ các cơ quan chính quyền, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp, các chuyên gia bảo tồn và đối tác phát triển để thảo luận và hoàn thiện các cơ chế thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Tọa lạc tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Vườn Quốc gia Tràm Chim trải rộng trên hơn 7.300ha gồm hệ sinh thái rừng tràm và đất ngập nước - là một trong những vùng đất ngập nước còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, bao gồm Sếu đầu đỏ (Grus antigone) – loài chim quý hiếm và biểu tượng của Vườn Quốc gia.

Trong những năm gần đây, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã và đang đối mặt với nhiều thách thức như suy thoái sinh cảnh và khai thác tài nguyên quá mức, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể số lượng các loài đặc hữu cũng như một số loài di cư như Sếu đầu đỏ. Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt “Đề án Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ giai đoạn 2022–2032” với mục tiêu khôi phục quần thể sếu và cải thiện sinh cảnh sống của loài.

Tuy nhiên, hiện nay, tài chính dành cho bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới và tại Việt Nam vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng so với nhu cầu thực tế. Theo các báo cáo quốc tế, khoảng cách tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu lên đến hàng trăm tỷ USD mỗi năm, trong khi nguồn lực hiện có chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu của Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), mặc dù đã có sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước và viện trợ quốc tế, nhưng kinh phí cho các chương trình bảo tồn vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý bền vững hệ sinh thái và bảo vệ các loài nguy cấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự ưu tiên chưa cao trong chính sách tài khóa, cơ chế huy động vốn còn hạn chế và sự tham gia của khu vực tư nhân chưa mạnh mẽ. Để giải quyết tình trạng này, cần có những chiến lược tài chính sáng tạo, như áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái, thu hút đầu tư xanh và tăng cường hợp tác công - tư nhằm tạo nguồn lực bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Mỗi năm, hàng nghìn tỷ đồng được huy động từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, như các nhà máy thủy điện, cơ sở cung cấp nước sạch và du lịch sinh thái, giúp cải thiện sinh kế của hàng trăm nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống phụ thuộc và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP mở rộng cơ chế chi trả sang các hệ sinh thái quan trọng khác, bao gồm đất ngập nước và biển.

Từ năm 2014, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng cho hệ sinh thái rừng tràm với nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đối với 2.500ha rừng tràm. Trong khi đó, phần diện tích lớn còn lại là hệ sinh thái đất ngập nước được quản lý theo các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP nên không được hưởng lợi từ nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng này. Do đó, để thúc đẩy việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP nói chung và tăng cường nguồn lực tài chính cho hệ sinh thái đất ngập nước của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng, UNDP Việt Nam, thông qua Dự án “Mạng lưới DVHST và đa dạng sinh học pha II” (BET-Net II), tài trợ xây dựng Đề án Chi trả DVHST tự nhiên Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Đề án xác định các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng do Vườn Quốc gia Tràm Chim cung cấp, bao gồm: Lọc nước, điều tiết lũ, hấp thụ các-bon và các dịch vụ văn hóa như du lịch sinh thái và giải trí. Theo mô hình đề xuất, các tổ chức và cá nhân hưởng lợi từ những dịch vụ này (bao gồm các doanh nghiệp du lịch và cơ sở nuôi trồng thủy sản) sẽ đóng góp tài chính để hỗ trợ công tác bảo tồn Vườn Quốc gia. Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu tham dự từ các Sở, ban, ngành, đại diện các hội quán và cộng đồng địa phương, khẳng định sự ủng hộ đối với việc thực hiện Đề án này và mong muốn Đề án sẽ “tính đúng”, “tính đủ” để đảm bảo sự công bằng giữa các bên liên quan đối với trách nhiệm đóng góp để duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nơi đây.

Ông Bùi Thanh Phong, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim nhấn mạnh rằng: “Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim hoan nghênh Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Tràm Chim - là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù sẽ còn nhiều thách thức, hy vọng việc thực hiện Đề án sẽ đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy cơ chế tài chính bền vững cho công tác bảo tồn tại Vườn”.

Bà Hoàng Thu Thủy, Cán bộ chương trình của UNDP Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học chia sẻ: “Nếu được triển khai thí điểm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim đây sẽ là mô hình đầu tiên về chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước được vận hành theo quy định của Nghị định 08/2022 tại Việt Nam, mở ra cơ hội nhân rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, thành công của đề án phụ thuộc vào sự đồng thuận và tham gia tích cực của các bên liên quan. Vì vậy, dự thảo Đề án sẽ cố gắng tích hợp ý kiến từ cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quá trình thực hiện”.

Theo kế hoạch, dự thảo Đề án sẽ sớm được hoàn thiện trong thời gian tới làm cơ sở cho việc phê duyệt và thực hiện tại địa phương.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thái Nguyên: Phát động cuộc thi viết “Trăm năm Đệ nhất danh trà”

    (Xây dựng) - Ngày 21/02, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức họp báo công bố, phát động cuộc thi viết “Trăm năm Đệ nhất danh trà”. Cuộc thi nhằm khẳng định và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, vị thế, giá trị kinh tế của cây chè, ngành chè tỉnh Thái Nguyên.

    10:31 | 22/02/2025
  • Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

    (Xây dựng) - Chiều 21/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Năng lượng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

    10:28 | 22/02/2025
  • Hà Tĩnh: Quy định chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết số 144/2025/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.

    10:26 | 22/02/2025
  • Vĩnh Phúc: Kiểm tra bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

    (Xây dựng) – Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Thị Kim Nga đã đi kiểm tra thực tế và làm việc với UBND các huyện Tam Dương, Tam Đảo về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án.

    10:24 | 22/02/2025
  • Quốc hội chốt đầu tư “siêu dự án” đường sắt, doanh nghiệp Việt sẵn sàng

    (Xây dựng) - Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trị giá hơn 8 tỷ USD, đánh dấu bước khởi đầu trong việc hiện thực hóa hệ thống hạ tầng giao thông đường sắt hiện đại, mở ra “sân chơi mới” cho các doanh nghiệp hạ tầng giao thông Việt Nam.

    10:21 | 22/02/2025
  • Hải Phòng: Công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và bổ nhiệm cán bộ

    (Xây dựng) - Ngày 21/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và biểu dương, khen thưởng cán bộ nghỉ hưu trước tuổi.

    10:19 | 22/02/2025
  • Hà Tĩnh: VinFast đề xuất phát triển giao thông xanh tại địa bàn

    (Xây dựng) - Đồng hành cùng tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình chuyển đổi sang giao thông xanh, Công ty Cổ phần Sản xuất và kinh doanh VinFast có văn bản đề xuất hợp tác trong chiến lược chuyển đổi và tăng trưởng xanh, trước mắt là phát triển giao thông xanh tại địa bàn tỉnh.

    09:21 | 22/02/2025
  • Hương Khê (Hà Tĩnh): Tập trung giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 553

    (Xây dựng) - Tại buổi làm việc, kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 553, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Thái Phúc Sơn yêu cầu các cơ quan đơn vị, địa phương dành tối đa thời gian tập trung xử lý đảm bảo bàn giao mặt bằng dự án.

    08:17 | 22/02/2025
  • Bế mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia – Quảng Nam 2024

    (Xây dựng) – Tối 21/2, tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ bế mạc Năm phục hồi đa dang sinh học quốc gia – Quảng Nam 2024 với sự tham gia của đông đảo khách mời và nhân dân.

    08:05 | 22/02/2025
  • Bài 2: Tiếng kẻng miền an yên

    (Xây dựng) – Như đã ăn sâu vào nếp, mỗi khi “Tiếng kẻng an ninh” tại tổ dân phố Đức Liễn, phường Hồng Thái, thị xã Việt Yên được vang lên, mọi người dân lại cùng nhau “xung trận” thực hiện các phương án nghiệp vụ. Từ điểm nóng về an ninh, trật tự, Đức Liễn trở thành “miền an yên”, nơi đáng sống của người dân và công nhân khu công nghiệp nhờ mô hình sáng tạo của lực lượng Công an chính quy và chàng trai bệnh xương thủy tinh Thân Ngọc Mạnh. Mô hình đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm Chính phủ thông báo phổ biến, nhân rộng toàn quốc.

    08:00 | 22/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load