Thứ sáu 20/09/2024 06:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đồng Nai: Đẩy mạnh xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công

22:44 | 28/03/2023

(Xây dựng) - Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 600 trường hợp lấn chiếm, tranh chấp đất công nhưng mới xử lý được 15 trường hợp, hậu quả là phá vỡ quy hoạch địa phương, gây lãng phí nguồn lực đất đai. Vì vậy, tới đây tỉnh sẽ đẩy mạnh xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công.

Đồng Nai: Đẩy mạnh xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công
Thành phố Biên Hoà – nơi có gần 200 thửa đất công đang bị tranh chấp.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất công sai mục đích xảy ra ở hầu hết các địa phương. Tính đến hết năm 2022, UBND các huyện, thành phố mới xử lý được 15/599 trường hợp lấn chiếm đất công. Đáng chú ý, nhiều trường hợp lấn chiếm đất công đã phân lô, bán nền, xây dựng nhà xưởng nhưng chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa khắc phục hậu quả.

Điển hình, tại thành phố Biên Hòa có 198 thửa đất công phát sinh tranh chấp, lấn chiếm nhưng đến nay mới xử lý được 22 thửa, tuy nhiên mới xử lý dứt điểm 1 trường hợp.

Huyện Long Thành có 116 thửa đất công bị lấn chiếm với diện tích hơn 50ha. Phần lớn các trường hợp này đã xảy ra từ những năm 1990 trở về trước. Huyện đã mời các ban, ngành của tỉnh về tháo gỡ theo hướng rà soát, phân chia đối tượng, thuê đơn vị tư vấn hướng dẫn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất công tại tỉnh Đồng Nai được cho rằng do quản lý chưa chặt chẽ, chưa phát hiện, xử lý kịp thời thì sự chồng chéo giữa các luật, đặc biệt là Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp cũng gây khó cho công tác xử lý các vi phạm.

Theo ông Quản Minh Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai: Cần có quy định và biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp nhận giao khoán đất sở hữu của các nông, lâm trường, nhưng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng cho người khác; không chấp hành giao lại đất cho Nhà nước khi hết thời gian giao khoán. Đặc biệt, các cấp quản lý cần tăng cường công tác quản lý đất đai xử lý dứt điểm 584 trường hợp lấn chiếm đất công.

Mai Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load