Thứ sáu 20/09/2024 14:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Đổi thay nơi thành phố địa đầu Tổ quốc

20:40 | 30/12/2019

(Xây dựng) - Thành phố Lai Châu được thành lập vào năm 2004 theo Nghị định số 176/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 với 05 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Trong những năm qua được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự giúp đỡ các sở, ban, ngành; sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; cấp ủy và chính quyền Thành phố. Ngoài những kết quả đạt được của nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội, công tác quản lý quy hoạch kiến trúc trong lĩnh vực xây dựng đã khá rõ nét cả trong nhận thức cũng như thực tiễn. Đến nay, diện mạo đô thị Lai Châu đã nổi bật theo chiều hướng tích cực cả về hình thức kiến trúc, tính hiện đại, công nghệ xây dựng và đặc biệt tính tuân thủ quy định pháp luật Nhà nước về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường.

doi thay noi thanh pho dia dau to quoc
Một góc Thành phố Lai Châu hôm nay (Ảnh: Tạp chí Công nghiệp tiêu dùng)

Những công trình công cộng, những tuyến phố mới được hình thành ở những vị trí quan trọng, theo quy hoạch phát triển đô thị như Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh, khu Trung tâm hành chính - chính trị thành phố, Trung tâm văn hóa thể dục thể thao, y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ.

Những khu dân cư cũ được sắp xếp lại, khu dân cư mới, khu chức năng dần hình thành, kết hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng khá tốt về chất lượng công trình cũng như đồng bộ hoá kỹ thuật hạ tầng theo yêu cầu sử dụng đã góp phần cải thiện vẻ đẹp mới và tính hiện đại của thành phố.

Nhà ở của nhân dân tự xây và bộ phận nhà ở nông thôn tại một số tuyến đường mới mở, khu vực dân cư các xã, phường vùng ven và khu vực đô thị hoá, các khu tái định cư được chính quyền giao đất làm nhà ở theo đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt là các quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt.

Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ được quan tâm đầu tư theo quy hoạch, tính đến cuối năm 2018 trên địa bàn thành phố Lai Châu đã có 162 tuyến đường bê tông asphan được đầu tư xây dựng đồng bộ cùng các công trình phụ trợ trên tuyến, với tổng chiều dài 98,73km, trong đó nhiều tuyến đường đã và đang góp phần vào quá trình đầu tư phát triển của thành phố trên mọi lĩnh vực “an ninh quốc phòng; văn hóa xã hội, dịch vụ du lịch…” như tuyến đường Quốc lộ 4D tránh (đường 58m dài 8,8km) chạy dọc thành phố, là tuyến đường đóng vai trò thông thương, kết nối thành phố Lai Châu với các vùng lân cận như thị trấn Sa Pa, cửa khẩu Ma Lù Thàng, Thị trấn Than Uyên….; đại lộ Lê Lợi có lộ giới rộng 60, chiều dài 2km đóng vai trò là trục xương sống chạy ngang thành phố từ đó hình thành nên các tuyến đường sương cá nội thị trên địa bàn thành phố; Tuyến đường nối thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Tỉnh lộ 208 nối thành phố Lai Châu với thị trấn Sìn Hồ….

Ngoài ra, hiện nay thành phố Lai Châu đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng cứng hóa mặt đường bằng bê tông xi măng đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn miền núi. Cùng với đầu tư xây dựng các tuyến đường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác cũng được quan tâm đầu tư xây dựng như 100% các tuyến đường giao thông chính đã được trồng cây xanh bóng mát và điện chiếu sáng đô thị.

Song song với công tác đầu xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, thành phố Lai Châu đã và đang triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch, xây dựng trên địa bàn như: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát quy hoạch, kịp thời trình UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế qua từng thời kỳ; xây dựng và quản lý có hiệu quả quy chế quản lý đô thị; Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; Sổ tay quản lý đô thị; xây dựng kế hoạch ra quân lập lại trật tự hành lang anh toàn giao thông, trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố; tổ chức lập biên bản, vận động nhân dân tháo dỡ, cưỡng chế các trường hợp xây dựng trái phép, không phép, xây dựng cơi nới lấn chiếm quỹ đất công, đất hành lang rãnh thoát nước sau lô…

Ông Lương Chiến Công – Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu cho biết: Thành phố Lai Châu sau khi thành lập, kinh tế ở điểm xuất phát thấp, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật hầu như phải đầu tư mới do vậy yêu cầu đầu tư cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội lớn, trong khi nguồn lực tại chỗ và khả năng thu hút vốn đầu tư còn rất khó khăn, phần lớn phụ thuộc vào vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh. Một số công trình trọng điểm gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Công tác quản lý xây dựng đô thị, quản lý kiến trúc, quy hoạch, quản lý chất lượng công trình xây dựng, cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố luôn được các thành phố quan tâm và chú trọng. Hiện tại, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia 100%; 92% các tuyến đường, ngõ xóm được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công cộng; 96% dân số nông thôn đuợc cung cấp nước hợp vệ sinh và tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 92%.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Lương Chiến Công, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 về công tác quản lý xây dựng đô thị, quản lý kiến trúc, quy hoạch, quản lý chất lượng công trình xây dựng, cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia 100%; 98% các tuyến đường, ngõ xóm được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công cộng. 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã ôtô đi lại các mùa trong năm; 100% số bản có đường xe máy đi lại được thuận lợi. Tỷ lệ dân số nông thôn đuợc cung cấp nước hợp vệ sinh: 100%, Tỷ lệ dân số đô thị đô thị sử dụng nước sạch: 98%.

Thành phố Lai Châu tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ khu vực nội thị và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực mở rộng địa giới hành chính. Xây dựng thành phố đảm bảo các tiêu chí kiến trúc, cảnh quan đô thị và có cơ chế quản lý kiến trúc đô thị chặt chẽ, hình thành các tuyến phố, khu phố văn minh, có các khu công cộng hợp lý phục vụ thiết thực nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Xây dựng khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô khoảng 30ha: Gồm khu công nghiệp chế biến chè, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thủ công mỹ nghệ. Triển khai đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội như: Xây dựng bệnh viện đa khoa thành phố, khu trung tâm thể thao… Xây dựng hoàn thiện hệ thống trường lớp từ mầm non đến phổ thông trung học tại 2 xã và 5 phường nội thị. Xây dựng mới trụ sở các trạm y tế tại các phường do công trình đã xuống cấp. UBND thành phố đã tổ chức các cuộc họp với các nhà thầu nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án; đôn đốc, nhắc nhở các các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn nhìn chung có chất lượng tốt.

Có thể khẳng định rằng năm 2019, Lai Châu - thành phố nơi địa đầu Tổ quốc đã có nhiều đổi thay hoàn thành nhiều dự án xây dựng và tiếp tục triển khai các dự án tiếp theo, nhờ đó bộ mặt đô thị đã thay da đổi thịt, đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây ngày càng được cải thiện, an ninh trật tự - xã hội giữ vững.

Khánh Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load