Thứ sáu 08/11/2024 09:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Đô thị thông minh: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý

12:45 | 17/04/2022

(Xây dựng) - Để phát triển đô thị thông minh đồng bộ với các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của quốc gia và địa phương thì cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho loại hình đô thị này. Đây là ý kiến của các đại biểu tham dự Tọa đàm "Đô thị thông minh – Từ chính sách đến thực thi" do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức chiều 15/4 tại Hà Nội.

do thi thong minh can som hoan thien khung phap ly
Ông Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng chia sẻ tại Tọa đàm.

Phát triển đô thị thông minh là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng trưởng xanh. Hiện cả nước đã có 41/63 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 (Đề án 950).

Theo ông Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, người dân nghe nhiều và thế giới cũng nói nhiều tới đô thị thông minh nhưng đây vẫn là vấn đề mới của cả thế giới và Việt Nam. Vậy nên việc tiếp cận đô thị thông minh tại Việt Nam còn nhiều thách thức, dù đã có chủ trương, định hướng như Đề án 950.

do thi thong minh can som hoan thien khung phap ly
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Ông Lê Hoàng Trung cho rằng, thách thức chính hiện nay nằm ở khung pháp lý, thể chế khi chưa có văn bản pháp luật để quy định, hỗ trợ thúc đẩy nhà đầu tư phát triển đô thị thông minh, phát triển đô thị thông minh trên nguyên tắc như thế nào... Bên cạnh đó, vấn đề về dữ liệu xây dựng đô thị thông minh khi dữ liệu thường thống kê theo hệ thống, theo chu kỳ, báo cáo, bị chậm so với quá trình hoạch định chính sách, thực hiện hỗ trợ ra quyết định.

Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng chỉ ra thực tế: "Nhiều đô thị của chúng ta đang chạy theo phong trào, các tập đoàn trong và ngoài nước hỗ trợ lập đề án xong, nhưng không biết nguồn lực nào để phát triển, đề án có thể vẽ nhiều bức tranh, nhưng không biết bắt đầu từ đâu".

Đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ, trước hết phải hiểu đúng về đô thị thông minh thì mới có giải pháp, cách thức tiếp cận đúng. Đô thị thông minh không đơn thuần là đô thị áp dụng công nghệ, dựa trên nền tảng công nghệ.

Bản chất của đô thị thông minh là phải có giải pháp quản trị thông minh để phục vụ người dân được tốt hơn, phải xác định được mục tiêu, cả về mặt tư duy.

Đơn cử, về mặt nguồn lực đầu tư, theo đại biểu Phan Đức Hiếu, nếu áp dụng mô hình hợp tác công tư (PPP) cho phát triển đô thị thông minh chưa hẳn là "thông minh". Trong khi Nhà nước đang xã hội hóa các dịch vụ công thì vấn đề nào thể chế, vận hành thì Nhà nước làm, vấn đề nào về thực hiện, xây dựng mà cộng đồng, khu vực tư nhân có thể tham gia thì nên trao quyền. Khi có giải pháp thì mọi nguồn lực sẽ được tận dụng tốt hơn.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Minh Đức, đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội, Ủy viên Ban đô thị HĐND Thành phố Hà Nội, để tiến tới một đô thị thông minh cần có ba trụ cột. Đầu tiên là thể chế, hai là hạ tầng công nghệ thông tin và thứ ba là con người.

Đô thị thông minh cần nhìn ở hai góc độ. Ở góc độ quản trị xã hội, là công cụ công nghệ thông tin để vận hành chính quyền đô thị. Về phía góc độ xã hội dân sinh, thì chính công cụ thông minh sẽ tạo ra một đô thị thông minh; trong đó, có những công dân thông minh.

Tại Thành phố Hà Nội, quá trình phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số. Hiện nay, Hà Nội có phần mềm tích hợp các dịch vụ của thành phố, từ đó định hướng quy hoạch phát triển đô thị, cấu trúc đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng… trong thời gian tới.

Theo các đại biểu, thực tiễn thế giới cho thấy không có đô thị nào thông minh toàn diện, chỉ có đô thị thông minh từng phần. Theo đó, từng địa phương chọn mô hình phát triển đô thị phù hợp, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.

do thi thong minh can som hoan thien khung phap ly
Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Một số địa phương đã làm tốt việc triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội riêng biệt của từng tỉnh thành, từng vùng như Phú Quốc chọn du lịch thông minh, Thủ Dầu Một chọn quản lý đô thị bằng GIS…

Tới đây, với việc hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, việc phát triển đô thị thông minh sẽ giúp các đô thị tại Việt Nam nhận định được vấn đề cần ưu tiên, từ đó giải quyết hiệu quả các vấn đề về phát triển đô thị hiện hữu như tăng trưởng dân số nhanh, ô nhiễm, suy thoái môi trường, vấn đề ùn tắc giao thông, hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập quốc tế.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển không gian đô thị Bắc Giang sau sáp nhập

    (Xây dựng) - Đây là phát biểu của Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn tại buổi làm việc mới đây giữa Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang và Ban Thường vụ huyện Yên Dũng liên quan đến việc sáp nhập huyện Yên Dũng về thành phố Bắc Giang và các nội dung khác.

  • Bộ Xây dựng tổ chức “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024”

    (Xây dựng) - “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam” được tổ chức thường niên để thúc đẩy đối thoại, hợp tác và trao đổi kiến thức giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, các viện, cơ sở nghiên cứu giáo dục, đào tạo, các đối tác phát triển quốc tế và các tổ chức cá nhân quan tâm đến phát triển đô thị.

  • Hà Nội: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây sẽ diễn ra vào ngày 10/11

    (Xây dựng) - Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

  • Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị nhiều vấn đề về hạ tầng giao thông và đô thị

    (Xây dựng) – Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, ngập úng tại các tuyến đường, hệ thống cống thoát nước chưa hiệu quả và nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông… là những ý kiến được cử tri tại nhiều địa phương gửi đến các đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương.

  • Bài 3: Để Nghị quyết tiếp tục đi vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra. Đối với chỉ tiêu gặp nhiều thách thức, thành phố Hải Phòng cần có các giải pháp đột phá, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm – Nâng tầm đô thị vùng ven biển

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có tổng mức đầu tư trên 880 tỷ đồng đang dần tiến về đích. Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần nâng tầm đô thị vùng ven biển, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm ổn định duy trì kinh tế, xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh với điều kiện thời tiết cực đoan ngày càng trầm trọng cả về tần suất và mức độ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load