Thứ tư 13/11/2024 04:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Giáo dục

Diễn đàn giáo viên tiếng Nhật phổ thông toàn quốc

09:44 | 30/11/2021

(Xây dựng) – Mới đây, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF) với sự hỗ trợ của Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ - Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng tổ chức Diễn đàn giáo viên tiếng Nhật phổ thông toàn quốc (theo hình thức trực tuyến).

dien dan giao vien tieng nhat pho thong toan quoc
Hình ảnh tại diễn đàn.

Đây là lần đầu tiên diễn đàn này được tổ chức tại Việt Nam thể hiện sự hợp tác giáo dục toàn diện của Nhật Bản với Việt Nam. Diễn đàn này được tổ chức dành cho đối tượng là các giáo viên đang dạy tiếng Nhật ở các trường tiểu học, THCS và THPT tại Việt Nam, nhằm mục đích xây dựng mạng lưới giáo viên tiếng Nhật, giúp cho các giáo viên tiếng Nhật tại Việt Nam ở nhiều cấp học có thể gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cũng như thông tin về giảng dạy tiếng Nhật. Diễn đàn đồng thời cũng là nơi để các giáo viên học thêm nhiều kiến thức mới về giảng dạy tiếng Nhật, qua đó sẽ có sự trưởng thành, phát triển hơn trong sự nghiệp của mình. Ở Diễn đàn này Ban tổ chức tập trung vào việc cung cấp các kiến thức về chính sách liên quan đến đào tạo ngoại ngữ và đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam, việc xây dựng - cải biên khung chương trình, sách giáo khoa tiếng Nhật.

Hiện nay tại Việt Nam có 37 trường trung học phổ thông, 82 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học dạy tiếng Nhật một cách chính thức. 26.239 học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở, 2.054 học sinh tiểu học.

Diễn đàn có sự tham gia của nhiều diễn giả như: Diễn giả: PGS. TS. Nguyễn Tô Chung - Phó Trưởng ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; PGS.TS. Ngô Minh Thủy - Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục (CLEF); Ông Toshiki Ando - Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản - The Japan Foundation) và nhiều diễn giả, giáo viên người Nhật, Việt Nam đến từ các trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

dien dan giao vien tieng nhat pho thong toan quoc
Ông Toshiki Ando - Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.

Tại diễn đàn, ông Toshiki Ando, Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản cho biết, tiến hành khảo sát cơ sở đào tạo tiếng Nhật trên toàn thế giới, năm 1998 Việt Nam chỉ có 31 cơ sở đào tạo tiếng Nhật với hơn 10.000 người học. Nhưng theo số liệu mới nhất năm 2018, Việt Nam có 818 cơ sở đào tạo tiếng Nhật với hơn 170.000 người học. Như vậy, chỉ sau 20 năm số cơ sở đào tạo tiếng Nhật tăng hơn 26 lần và số người học tăng lên hơn 17 lần. Với 174.000 người học năm 2018, Việt Nam là nước có số người học tiếng Nhật lớn thứ 6 thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan và đứng thứ 3 Đông Nam Á. Số người học tiếng Nhật tại Việt Nam tăng lên hằng năm, đặc biệt trong 3 năm từ 2015-2018 số lượng người học tăng khoảng 110.000 người, tăng nhiều nhất thế giới.

Ông Toshiki Ando khẳng định, đặc trưng nổi bật trong đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam đó là số người dự thi các kỳ thi năng lực tiếng Nhật rất đông. Chỉ riêng kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) năm 2019 là 78.318 thí sinh dự thi cả 2 đợt tháng 7 và tháng 12. Số liệu này cho thấy số người học tiếng Nhật tại Việt Nam tăng lên hằng năm và Việt Nam là quốc gia có nhiều người học tiếng Nhật mong muốn cụ thể hóa năng lực thông qua kết quả kỳ thi để du học Nhật Bản, xin việc, tu nghiệp tại Nhật Bản...

Đánh giá về bối cảnh và nguyên nhân giúp việc giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam phát triển ông Toshiki Ando cho rằng do mối quan hệ sâu sắc giữa Việt Nam và Nhật Bản ở các lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao, Kinh tế - Ngoại thương và Văn hóa - Xã hội. Ở lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao, những năm gần đây có nhiều chuyến thăm ngoại giao giữa lãnh đạo 2 quốc gia. Đứng đầu là Thủ tướng của 2 nước. Năm 2017 cựu Nhật Hoàng của Nhật Bản và phu nhân đã có chuyến thăm Hà Nội, Huế và nhận được sự đón tiếp nồng hậu của Việt Nam.

Giai đoạn bình thường mới, sống chung với Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm nhật bản ngày 24/11 và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Với sự ổn định Chính trị - Ngoại giao, mối quan hệ kinh tế cũng phát triển mạnh. Những năm qua số doanh nghiệp có vốn Nhật Bản chuyển sang sản xuất tại Việt Nam hay xây dựng nhà máy tại Việt Nam tăng, kèm theo vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng tăng lên. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp Việt Nam có giao thương kinh tế với doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp có vốn Nhật Bản nhiều, hạn ngạch thương mại tăng lên. Thêm vào đó, số lượng người dân trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đang giảm nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất, do đó nhu cầu lao động Việt Nam trong lĩnh vực này tăng cao.

Hiện nay tiếng Nhật được giảng dạy với tư cách là ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2 tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước, là một trong các ngoại ngữ được lựa chọn, tổ chức thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo số liệu tháng 1/2021, có 37 trường THPT, 82 trường THCS và 2 trường Tiểu học dạy tiếng Nhật một cách chính thức (Ngoài ra có một số trường dạy tiếng Nhật như môn ngoại khóa/hoạt động CLB). Năm 2018, có 26.239 học sinh THPT và THCS, 2.054 học sinh Tiểu học đang học tiếng Nhật.

Cụ thể, tiếng Nhật hiện nay đang được giảng dạy tại Việt Nam theo các hình thức như: Ngoại ngữ 1 (theo chương trình 7 năm); Ngoại ngữ 2 tự chọn không bắt buộc từ lớp 6; Ngoại ngữ 2 tự chọn không bắt buộc từ lớp 10; Hoạt động ngoại khóa (bậc tiểu học, THCS và THPT) và như ngoại ngữ 1 theo chương trình 10 năm (từ lớp 3) đối với nhóm học sinh học thí điểm (nhưng đã nhập vào nhóm ngoại ngữ 1 theo chương trình 7 năm từ lớp 6).

dien dan giao vien tieng nhat pho thong toan quoc
PGS.TS. Ngô Minh Thủy - Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục (CLEF).

Đánh giá về tình hình giáo dục tiếng Nhật bậc Tiểu học và Trung học hiện nay, PGS.TS Ngô Minh Thủy, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục CLEF cho rằng, giáo viên dạy tiếng Nhật trước đây có giai đoạn vất vả vì số lượng giáo viên hạn chế. Hiện nay mặc dù số lượng giáo viên đã đông đảo hơn nhưng vẫn thiếu. PGS. TS. Ngô Minh Thủy - Viện Trưởng CLEF - Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Tiếng Nhật đã được giảng dạy ở trường phổ thông VN từ năm 2003, Năm 2018 tiếng Nhật được chính thức đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới (Quốc hội thông qua)/ Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt chương trình môn tiếng Nhật ngoại ngữ 2). Năm 2021, tiếng Nhật chính thức được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới/ phê duyệt chương trình tiếng Nhật ngoại ngữ 1 từ lớp 3 (học sinh có thể lựa chọn, nếu không học tiếng Anh).

Ngoài ra, tiêu chuẩn giáo viên ở Việt Nam cần chứng chỉ sư phạm nhưng ở hiện nay số trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật chưa nhiều. Hiện mới chỉ có Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức có hệ đào tạo Sư phạm tiếng Nhật.

Đồng thời, hiện nay Quỹ giáo dục quốc tế Nhật Bản cũng đang có những khóa tập huấn cấp chứng chỉ của Quỹ, nhưng nhìn từ góc độ quản lý thì chứng chỉ của Quỹ chưa được công nhận về mặt hành chính.

Kết thúc diễn đàn, PGS.TS Ngô Minh Thủy chia sẻ: Diễn đàn giáo viên tiếng Nhật phổ thông Việt Nam lần thứ nhất (JLTF 2021) đã khép lại sau một ngày làm việc tích cực và bận bịu. Thay mặt hai cơ quan đồng tổ chức, xin trân trọng cảm ơn các vị khách quý, các vị đại biểu cùng toàn thể các thầy cô vì đã tham dự và lưu lại Diễn đàn đến thời điểm này. JLTF được hai cơ quan là Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam – Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản và Viện nghiên cứu phát triển văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục lên kế hoạch từ đầu năm 2021, với mơ ước và mong muốn tạo ra một diễn đàn, một nơi giao lưu, một mạng kết nối riêng giữa các giáo viên dạy tiếng Nhật ở bậc phổ thông – những người đã và đang đóng góp rất lớn đối với việc phát triển tiếng Nhật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam. Kế hoạch ban đầu là tổ chức 3 ngày tại Hà Nội, với một tối Gala thật vui và nhiều hoạt động giao lưu bên cạnh các hoạt động trao đổi học thuật, thông tin như hôm nay. Thật tiếc là do tình hình dịch bệnh nên Ban tổ chức đã không thực hiện được hết kế hoạch đó. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng hi vọng rằng Diễn đàn hôm nay đã mang lại những điều bổ ích, là nền tảng kết nối các giáo viên tiếng Nhật phổ thông với nhau và với các cơ quan, các chuyên gia liên quan đến giáo dục tiếng Nhật phổ thông. Đây cũng sẽ là cơ sở để chúng ta tiếp tục thực hiện các Diễn đàn JLTF trong những năm sau.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Tổ chức thành công Hội nghị ICEBA 2024

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày (11-12/11), trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), trường Đại học Xây dựng Miền Tây (Bộ Xây dựng) và trường Đại học Tohoku (Nhật Bản) đã tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 về kỹ thuật, vật lý, MEMS-Biosensors và ứng dụng (ICEBA 2024).

  • Trường Đại học Xây dựng Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Thăng Long – CTCP

    (Xây dựng) - Sáng 12/11, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Tổng Công ty Thăng Long – CTCP đã được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và cung cấp nguồn nhân lực giữa hai đơn vị.

  • Đại học Duy Tân: 30 năm xây dựng và phát triển

    (Xây dựng) - Ngày 10/11, trường Đại học Duy Tân tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (11/11/1994-11/11/2024) và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân.

  • Khai giảng Khóa đào tạo BIM cho giảng viên trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã diễn ra Lễ khai giảng Khóa đào tạo mô hình thông tin công trình (BIM) cho giảng viên Nhà trường. Khóa đào tạo nhằm trang bị cho giảng viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, cùng các kỹ năng thực hành thiết yếu trong lĩnh vực BIM.

  • Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma túy cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 9/11, tại Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma túy”, Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy”, các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh - Kim chỉ nam cho báo chí cách mạng Việt Nam

    (Xây dựng) - Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức vào sáng 8/11 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý, người làm báo, cùng trao đổi về những thách thức, cơ hội và giải pháp cho báo chí Việt Nam trong bối cảnh mới.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load