Thứ sáu 17/05/2024 04:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp Nhà nước

10:14 | 18/03/2022

(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

den nam 2025 co ban hoan thanh sap xep lai chuyen doi so huu khoi doanh nghiep nha nuoc
Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn, có thương hiệu tốt (Ảnh minh họa).

Đề án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Cơ bản hoàn thành sắp xếp lại khối DNNN, chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Đồng thời, cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; xử lý cơ bản dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, DNNN. Cổ phần hóa DNNN và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bảo đảm thực chất, hiệu quả, khả thi, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, không làm mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp; đánh giá, xác định đầy đủ các nguồn lực vốn, đất đai, thương hiệu.

Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, có thương hiệu tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế…

Đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp NSNN ít nhất 248 nghìn tỷ đồng

Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN. Đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 ít nhất 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, DNNN.

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 của toàn bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước (bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần), DNNN. Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả để có kết quả thực chất, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án sẽ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp như tiếp tục cơ cấu lại DNNN; hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với DNNN; nâng cao vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức Đảng tại DNNN.

Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành

Về tiếp tục cơ cấu lại DNNN, xác định lộ trình phù hợp để cổ phần hóa DNNN và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đánh giá chính xác, xác định đầy đủ giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu; không làm mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp, không để thất thoát vốn, tải sản Nhà nước.

Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, DNNN tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý để đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.

Rà soát, đánh giá làm rõ thực trạng của từng doanh nghiệp, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả để có phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế để doanh nghiệp chủ động, tự chủ trong xử lý dự án, Nhà nước sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật để hỗ trợ việc giải thể, phá sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước.

Hoàn thiện thể chế, khắc phục vướng mắc trong cơ cấu lại DNNN

Nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, Quyết định nêu rõ, cần kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai... và các văn bản pháp luật khác có liên quan để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong cơ cấu lại DNNN, đầu tư, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.

Hoàn thiện quy định về việc Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh DNNN tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác giữa các DNNN và giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác; đổi mới quản trị doanh nghiệp trong các DNNN theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động, người quản lý, điều hành DNNN hợp lý, có tính cạnh tranh cao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Điều chỉnh phương thức quản trị doanh nghiệp tiếp cận "mô hình quản trị tốt"

Bên cạnh đó, tăng cường chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, điều chỉnh phương thức quản trị doanh nghiệp tiếp cận "mô hình quản trị tốt" theo thông lệ quốc tế. Hình thành đội ngũ quản lý DNNN chuyên nghiệp, có trình độ cao; lành mạnh hóa tài chính, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

Phát huy vai trò dẫn dắt của DNNN trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị, nhất là trong ngành, lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ.

Tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu, truyền thống, lịch sử... tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ vốn, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ cấu lại và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của DNNN, kiểm soát quyền lực, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sơn La: Tiếp tục phát triển kinh tế số và xã hội số

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 811/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Sơn La năm 2024 - 2025.

    14:15 | 15/05/2024
  • Đắk Nông: Đề xuất điều chuyển 145 tỷ đồng vốn đầu tư công vì khả năng không thể giải ngân

    (Xây dựng) - Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng tỉnh Đắk Nông vừa có Công văn số 487/BQL-KHTĐ đề xuất điều chuyển 145 tỷ đồng vốn đầu tư công dự kiến không thể giải ngân trong năm 2024.

    10:51 | 15/05/2024
  • Bảng tính trả góp cụ thể cho khách hàng mua VinFast VF 3

    (Xây dựng) - Với giá bán ưu đãi từ 235 triệu đồng áp dụng cho giai đoạn cọc sớm từ 13-15/5, khách hàng chỉ cần trả góp hơn 2 triệu/tháng là có thể sở hữu mẫu mini car đô thị đang “dậy sóng” trên thị trường. VinFast VF 3 càng hút khách hơn khi hãng dự kiến sẽ bàn giao 20.000 xe ngay trong năm 2024.

    19:46 | 14/05/2024
  • Hợp tác Đắk Lắk – Thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng cánh cửa phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa tỉnh Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại những kết quả đáng kể, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương. Với mục tiêu phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi bên, hai địa phương đã cùng nhau thực hiện nhiều hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực đa dạng.

    19:27 | 14/05/2024
  • Bình Dương: Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của 2 dự án trọng điểm

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Dương quyết định điều chỉnh vốn từ dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn sang dự án giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng.

    18:34 | 14/05/2024
  • Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp có nhiều điểm mới

    (Xây dựng) - Bộ Công Thương vừa tổ chức họp Ban soan thảo, Tổ Biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách, gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng và mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện Quốc gia.

    10:50 | 14/05/2024
  • Nam Định: Kiểm tra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng tại huyện Xuân Trường

    (Xây dựng) - Vừa qua, Tổ trưởng Tổ công tác số 1 của UBND tỉnh Nam Định đã có buổi làm việc với huyện Xuân Trường về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư tập trung; công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thu ngân sách Nhà nước.

    10:43 | 14/05/2024
  • Bình Định: Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân

    (Xây dựng) - Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân. Cử tri huyện Hoài Ân đã kiến nghị đến Quốc hội nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

    10:39 | 14/05/2024
  • Dự án đường dây 500kv mạch 3: Chậm nhất 20/6 hoàn thành dựng cột, kéo dây

    (Xây dựng) – Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình thi công dự án tuy nhiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thành dựng cột, kéo dây muộn nhất vào ngày 20/6. Đây là một trong những chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An khi chủ trì buổi làm việc với các nhà thầu xây lắp về tiến độ dựng cột, kéo dây Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối (Dự án). Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

    10:36 | 14/05/2024
  • Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2024

    (Xây dựng) - Triển khai Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ đối với các dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất trong năm 2024; nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ôtô sản xuất lắp ráp trong nước… trước khi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ theo quy định.

    10:26 | 14/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load