Thứ sáu 20/09/2024 04:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đề xuất quy định mới về tiền bản quyền lĩnh vực báo chí, xuất bản

09:18 | 10/09/2024

(Xây dựng) – Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về tiền bản quyền trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Đề xuất quy định mới về tiền bản quyền lĩnh vực báo chí, xuất bản
Mức tiền bản quyền đối với tác phẩm báo chí, xuất bản căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế - xã hội, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm hoặc theo hợp đồng khai thác, sử dụng tác phẩm.

Về tiền bản quyền đối với tác phẩm báo chí

Tiền bản quyền đối với sáng tạo tác phẩm báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình: Cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu chi trả tiền bản quyền cho cơ quan báo chí sáng tạo tác phẩm theo đơn giá được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật.

Cơ quan báo chí chi trả tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm theo thỏa thuận hoặc quy chế chi tiêu nội bộ nhưng không được vượt quá đơn giá được cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.

Quy định này nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ (quyền tác giả), quản lý ngân sách Nhà nước, giá, cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan báo chí.

Tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo chí mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tác phẩm của cơ quan báo chí sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước để sáng tạo tác phẩm phải trả tiền bản quyền cho cơ quan báo chí.

Mức tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo nói, báo hình áp dụng theo quy định tại Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Mức tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo in, báo điện tử do cơ quan báo chí thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 20% tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định mức tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo in, báo điện tử không thấp hơn 20% tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm nhằm đảm bảo cơ quan báo chí không thỏa thuận mức tiền bản quyền quá thấp hoặc thỏa thuận không phải trả tiền bản quyền, dẫn đến không thu được tiền bản quyền từ những tác phẩm báo chí được sáng tạo từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước.

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2024, mức tiền bản quyền đối với phát lại chương trình phát thanh, truyền hình lần lượt là 15%, 20% mức tiền bản quyền phát sóng lần đầu. Do đó, việc quy định mức 20% đối với báo in, báo điện tử đảm bảo thống nhất với quy định đối với phát thanh, truyền hình.

Nguyên tắc thực hiện chi trả tiền bản quyền đối với tác phẩm báo chí: Đối với tác phẩm thuộc thể loại chưa được quy định cụ thể, căn cứ tính chất thể loại, mức độ đầu tư nội dung, kỹ thuật, cơ quan báo chí áp dụng tương ứng với thể loại đã được quy định.

Tiền bản quyền đối với sáng tạo tác phẩm báo chí đăng, phát trên các phương tiện khác được tính như tiền bản quyền tác phẩm báo chí quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Dự thảo Nghị định bổ sung quy định này nhằm đảm bảo cho cơ quan báo chí có quy định để tính chi phí sản xuất tác phẩm báo chí để đăng tải trên không gian mạng, phù hợp với xu hướng phát triển hoạt động báo chí trên không gian mạng hiện nay.

Các tác phẩm báo chí được thể hiện dưới hình thức có sự đầu tư kỹ thuật, đồ họa (Longform, Infographics, Emagazine, Podcast) được trả thêm 10% tiền bản quyền nhưng không vượt quá tiền bản quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Các đầu tư kỹ thuật, đồ họa cũng góp phần sáng tạo nên tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, không xác định đây là các thể loại báo chí mới. Do đó, quy định này nhằm đảm bảo cho cơ quan báo chí được tính chi phí sản xuất các tẩm phẩm báo chí có sự đầu tư kỹ thuật, đồ họa ở mức cao hơn.

Trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo chí mà cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu để sáng tạo tác phẩm nhằm mục tiêu tuyên truyền không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Dự thảo Nghị định bổ sung quy định này nhằm đảm bảo mục tiêu của Nhà nước trong tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc mục tiêu tuyên truyền trong các trường hợp cần thiết.

Về tiền bản quyền đối với sáng tạo tác phẩm để xuất bản

Theo dự thảo, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước để đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu chi trả tiền bản quyền cho nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức xuất bản theo đơn giá được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật.

Mức chi trả tiền bản quyền cho xuất bản phẩm không vượt quá 32% tổng chi phí xuất bản.

Nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức xuất bản chi trả tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm theo thỏa thuận nhưng không vượt quá đơn giá được cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.

Quy định này nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ (quyền tác giả), quản lý ngân sách Nhà nước, giá, cơ chế tự chủ tài chính của nhà xuất bản.

Về tiền bản quyền đối với sử dụng tác phẩm để xuất bản

Cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu sử dụng tác phẩm để xuất bản thực hiện chi trả tiền bản quyền như sau:

Xuất bản phẩm thuộc thể loại sáng tác, nghiên cứu, phê bình, phổ biến kiến thức: Mức chi trả tối đa là 18% tổng chi phí xuất bản.

Xuất bản phẩm thuộc thể loại phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể khác: Mức chi trả tối đa là 10% tổng chi phí xuất bản.

Xuất bản phẩm thuộc thể loại dịch: Mức chi trả tối đa là 18% tổng chi phí xuất bản.

Xuất bản phẩm là Bản đồ: Mức chi trả tối đa là 23% tổng chi phí xuất bản.

Vũ Trung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load