Thứ sáu 20/09/2024 05:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đề nghị bổ sung danh mục công việc nặng nhọc, nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng

17:29 | 02/07/2022

(Xây dựng) - Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị được bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng.

de nghi bo sung danh muc cong viec nang nhoc nguy hiem trong linh vuc xay dung
Công nhân làm việc thủ công trên các công trình xây dựng được đề nghị đưa vào Danh mục công việc nguy hiểm, nặng nhọc (Ảnh minh họa: Ngọc Mai).

Từ năm 2021 đến nay, Bộ Xây dựng đã tổ chức đo, kiểm tra, đánh giá, phân loại lao động và hoàn thiện hồ sơ đối với 14 công việc đủ điều kiện bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng. Việc đánh giá theo hướng dẫn tại Văn bản hướng dẫn số 2753/LĐTBXH- BHLĐ ngày 01/8/1995. Như một số công việc với đặc điểm lao động nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn, rung lắc, bụi, thiếu (Lắp đặt và tháo dỡ các máy, thiết bị nâng chuyển phục vụ thi công xây dựng công trình; ép, nhổ cừ Larsen bằng búa máy hoặc máy ép thủy lực; vận hành trạm trộn bê tông; thi công đổ bê tông công trình hầm, ngầm...).

Một số công việc còn thêm đặc điểm nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, điều kiện môi trường thiếu dưỡng khí (như: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm; gia công, lắp dựng lưới thép, vì thép, gia cố hầm, ngầm; Khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố mái taluy công trình hoặc mái taluy đường...).

Ngoài ra, Bộ cũng đã tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện lao động của 13 công việc đã được ban hành trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho các ngành, lĩnh vực khác nhưng có đặc điểm tương tự về điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có thể bổ sung, áp dụng cho lĩnh vực xây dựng. Có thể phân loại theo công việc nặng nhọc, bẩn, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (khoan, phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay; xây dựng thủ công mộc, nề, sắt,... các công trình xây dựng; lái máy ủi; lái máy xúc dung tích gầu dưới 4m3; vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích;...).

Trong bối cảnh Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp, ban hành bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng theo quy định (bao gồm 16 công việc đã đề xuất năm 2021 trước đó và 27 công việc đề xuất năm 2022).

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load