Thứ sáu 08/11/2024 14:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Để đảm bảo chuỗi cung ứng, các công ty quốc tế sẽ đầu tư nhà kho trên toàn cầu

22:16 | 03/06/2022

(Xây dựng) - Theo dự báo của Savills, lĩnh vực cung ứng toàn cầu sẽ tăng trưởng vượt bậc trong tương lai gần. Động lực chính của xu hướng này đến từ sự phát triển của thương mại điện tử và cuộc đua mở rộng không gian kho hàng hóa để đảm bảo chuỗi cung ứng của các công ty quốc tế.

de dam bao chuoi cung ung cac cong ty quoc te se dau tu nha kho tren toan cau
Để đảm bảo chuỗi cung ứng, các công ty quốc tế sẽ đầu tư nhà kho trên toàn cầu.

Hai năm qua, các tác động từ Covid-19 và cuộc khủng hoảng địa chính trị ở Ukraine đã khiến doanh nghiệp trên toàn thế giới đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì chuỗi cung ứng ổn định.

Theo ông Kevin Mofid, Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên Cứu EMEA Bất động sản khu công nghiệp & Logistics của Savills cho rằng: “Việc đảm bảo chuỗi cung ứng cần các công ty dịch chuyển từ “chiến lược phòng bị” (JIC) sang chiến lược “sản xuất tức thời” (JIT) và điều này không chỉ có nghĩa là tăng số lượng hàng tồn kho mà còn là “nearshoring” – việc chuyển dây chuyền sản xuất về gần”.

Một cuộc khảo sát vào năm 2021 của McKinsey cho thấy 61% công ty đã tăng số lượng lưu trữ các hàng hóa cần thiết. Đây được xem là động lực quan trọng cho công suất lấp đầy của nhiều nhà kho trên toàn thế giới trong vòng 2 năm qua và trong thời gian tới. Tuy nhiên, Bộ phận dịch vụ Logistics và Bất động sản khu công nghiệp Savills ghi nhận tỷ lệ trống ở mức thấp kỷ lục vào năm 2021. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm nguồn cung và thiếu quy hoạch cho nguồn cung mới là những thách thức lớn của thị trường.

Ông Gregg Healy, Giám đốc Dịch vụ Bất động sản khu công nghiệp Savills tại Bắc Mỹ cho biết: “Tại Mỹ, nhu cầu nguồn cung mới lớn đến mức chúng tôi đang chứng kiến một số tòa nhà văn phòng hạng A bị dỡ bỏ và thay bằng các khu công nghiệp. Đây được xem là cách sử dụng quỹ đất tối ưu”.

Thị trường khu công nghiệp toàn cầu đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại do nguồn cung trong tương lai tại các quốc gia còn khá thấp. Savills dự báo điều này sẽ khiến giá thuê tiếp tục tăng nhanh.

“Trước tình trạng lệch pha cung cầu và giá thuê tăng mạnh trên toàn cầu, người thuê sẽ phải chịu một chi phí rất cao. Đây là mối quan tâm đối với người thuê kho hàng song khoản tiền này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trên tổng chi phí của họ, khoảng 5% tổng chi phí cho vận tải và người lao động”, đại diện Savills cho biết.

Savills đánh giá áp lực về nguồn cung sẽ buộc các doanh nghiệp phải đổi mới. Trong thời gian tới, thị trường sẽ thấy nhà kho nhiều tầng hơn tại châu Âu, đặc biệt là những vị trí đắc địa ở thành phố lớn. Việc tích hợp công nghệ cao cho ngành công nghiệp sẽ cần thiết để ngăn chặn những thách thức về chuỗi cung ứng trong tương lai.

Trên thực tế, ngành sản xuất có nhiều khó khăn không thể tránh khỏi trong năm nay như lạm phát tăng, sự xung đột leo thang tại Ukraine và sự siết chặt không khoan nhượng của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Những vấn đề này sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, ngành Logistics toàn cầu vẫn có một vài tín hiệu khởi sắc. Chuyên gia của Savills lý giải: “Trong dài hạn, những tín hiệu này vẫn có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc chuyển sang sản xuất gần (nearshoring production) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường công nghiệp của các quốc gia phát triển. Sự tăng trưởng GDP cũng như sự phát triển của thương mại điện tử tại các quốc gia này sẽ thúc đẩy nhu cầu kho bãi ngay cả khi giảm sản xuất”.

Tại Việt Nam, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế hậu Covid-19 và biến động kinh tế - chính trị trên thế giới, ngành công nghiệp vẫn ghi nhận những kết quả tích cực và triển vọng tăng trưởng cao.

Theo Tiêu điểm ngành Công nghiệp Việt Nam quý 1/2022 do Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills Việt Nam thực hiện, điểm tích cực ghi nhận trong tháng 3 vừa qua là sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 9,2% trong tháng 2. Bất chấp đại dịch, đây là tháng thứ năm liên tiếp sản lượng công nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng dương.

Theo ông John Campbell, Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills Việt Nam đánh giá các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và chiến dịch tiêm chủng thành công của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp nước ngoài đặt niềm tin vào sự phục hồi thị trường của Việt Nam.

de dam bao chuoi cung ung cac cong ty quoc te se dau tu nha kho tren toan cau
Tháng 3/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Không thể phủ nhận rằng năm 2021 là một năm rất khó khăn, đặc biệt là với những làn sóng bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, từ cuối năm 2021 đến nay, chúng ta đã có một số bước phát triển tích cực, mới nhất là việc mở lại biên giới và miễn visa cho công dân của 13 quốc gia. Điều này rất có ý nghĩa với các chủ đầu tư cũng như khách thuê là các công ty đa quốc gia chưa thể đến Việt Nam. Các công ty này có thể đến xem dự án trực tiếp, ký hợp đồng thuê, thiết lập các cơ sở tại Việt Nam cũng như hoàn thiện giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường, ông John Campbell khẳng định trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong những năm qua trong việc khuyến khích các công ty chuyển đến Việt Nam, đặc biệt là trong nhóm ngành có giá trị gia tăng cao. Việt Nam cũng đưa ra ưu đãi về thuế cho các công ty công nghệ hoặc R&D, năng lượng tái tạo và nông nghiệp thông minh.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load