Thứ sáu 20/09/2024 08:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đắk Lắk: Người dân bất an khi lưu thông trên tuyến đường nghìn tỷ đang thi công

19:30 | 25/10/2023

(Xây dựng) - Dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng tuyến Tỉnh lộ 1, đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49 (tỉnh Đắk Lắk) đang được các nhà thầu triển khai thi công. Tuy nhiên, việc thi công “cẩu thả” thiếu các biện pháp an toàn khiến người dân tham gia giao thông luôn nơm nớp lo sợ tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Đắk Lắk: Người dân bất an khi lưu thông trên tuyến đường nghìn tỷ đang thi công
Xe lu, xe ủi hoạt động thi công soán hết phần đường, nhưng không có người hướng dẫn điều tiết giao thông (thi công đoạn phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) do Công ty Xây dựng Cầu đường Hoàng Nam đang thi công.

Theo phản ánh của người dân địa phương, cũng như cánh tài xế thường xuyên lưu thông trên tuyến Tỉnh lộ 1 (nối từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đi huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Đắk Lắk). Mỗi lần di chuyển trên đoạn đường này họ luôn cảm giác bất an, lo sợ tai nạn ập đến bất cứ lúc nào. Bởi trong quá trình thi công các nhà thầu dường như lơ là, bỏ qua nhiều biện pháp an toàn cho các phương tiện, người dân lưu thông.

Đắk Lắk: Người dân bất an khi lưu thông trên tuyến đường nghìn tỷ đang thi công
Công ty Xây dựng Cầu đường Hoàng Nam thi công nhưng không đặt biển cảnh báo, rào chắn hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông.

Có mặt trên tuyến đường này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng ghi nhận những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở. Cụ thể, cầu Buôn Ky đang được Công ty Xây dựng Cầu đường Hoàng Nam thi công, bóc dỡ, mở rộng 2 bên đường, số lượng máy ủi, máy đào, xe lu, xe tải ben… hoạt động huyên náo. Điều đáng nói, đơn vị này chỉ cắm biển cảnh báo sơ sài, không căng dây, không có người hướng dẫn điều tiết giao thông. Các phương tiện giao thông phải “tùy cơ, ứng biến” khiến giao thông như hỗn loạn. Đặc biệt, lúc tan trường nhiều em học sinh đi qua khiến giao thông càng trở nên phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Đắk Lắk: Người dân bất an khi lưu thông trên tuyến đường nghìn tỷ đang thi công
Những vết lún hằn, tạo thành mương làm biến dạng mặt đường khiến việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn.

Không chỉ đoạn đầu đường, những điểm thi công khác các đơn vị thi công đều che chắn sơ sài, vật liệu, máy móc tràn lan ra đường. Nhiều đoạn đơn vị thi công cào bóc, không hoàn trả lại mặt bằng khiến việc lưu thông đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Tiếp tục theo phản ánh của người dân đoạn Tỉnh lộ 1, qua xã Ea Huar, Krông Na (huyện Buôn Đôn) chúng tôi ghi nhận thêm nhiều bất cập. Nhiều đoạn được cào bóc, thi công nhưng việc lu lèn chỉ được lấp đất, khiến việc xe có trọng tải lớn đi qua làm mặt đường lún sâu, biến dạng. Xe ôtô, xe tải gầm cao có thể “vượt ải” nhưng các phương tiện ôtô con, xe máy mỗi lần đi qua phải đánh vật “toát mồ hôi hột” mới dích dắc qua được. “Người ta thi công quá ẩu, đường này phương tiện đi qua rất đông nhưng nhà thầu để ổ gà, ổ voi đan lưới trên mặt đường. Mùa mưa đường đựng nước như ao sâu đã nhiều xe di chuyển vào ban đêm sập bẫy hư hỏng. Chúng tôi đi xe máy cũng vất vả lắm, mỗi lần mưa xuống bùn đất choẹt nhoẹt, đi không cứng tay là ngã ra đường ngay” - N.V.T cho biết.

Đắk Lắk: Người dân bất an khi lưu thông trên tuyến đường nghìn tỷ đang thi công
Mặt đường nhão nhoét tạo thành ao bùn đoạn qua xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn) do Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Sài Gòn thi công, luôn khiến người dân lưu thông qua đây lo lắng, bất an.

Không chỉ trường hợp người dân địa phương lo lắng, bất an khi lưu thông qua đây mà nhiều dân tài xế chuyên chở hàng đi qua cũng lắc đầu ngán ngẩm. “Trời nắng ráo bụi bặm bay mù mịt nhưng còn dễ đi, chứ trời mưa xuống là ớn lạnh, bởi mưa mặt đường đọng nước, không thể phân biệt chỗ nào hố sâu, chỗ nào cạn để đi qua. Mỗi lần đi ngang đoạn xã Ea Huar, Krông Na… đúng là cực hình” - Tài xế Đ.M.H chia sẻ.

Đắk Lắk: Người dân bất an khi lưu thông trên tuyến đường nghìn tỷ đang thi công
Mặt đường biến dạng khiến người dân nơm nớp lo sợ khi lưu thông vào ban đêm vì tầm nhìn hạn chế.

Theo nhiều tài xế chia sẻ, trong quá trình thi công đường chắc chắn việc di chuyển sẽ khó khăn hơn bình thường. Tuy nhiên, điều đáng bàn là nhà thầu quá “ẩu” khi để lại rất nhiều bẫy trên mặt đường. Trời nắng ráo hay trời mưa nếu di chuyển vào ban ngày còn có thể “vật lộn” để đi qua, nhưng di chuyển vào ban đêm thì đúng là cực hình bởi tầm nhìn hạn chế. “Vào ban đêm trời nhá nhem, những đoạn đường gồ ghề trở nên nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn hơn bao giờ hết. Chúng tôi phải chạy tốc độ “rùa bò” để mò đường, mắt căng tròn hết cỡ để khỏi sập hầm. Nếu người ít đi qua lại chắc không dám cho xe di chuyển qua đây vào ban đêm” - anh L.N cho hay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đoạn thi công qua xã Ea Huar, xã Krông Na do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn, đang thi công.

Được biết, Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng tuyến Tỉnh lộ 1 được chia làm 3 gói thầu, với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.

Đắk Lắk: Người dân bất an khi lưu thông trên tuyến đường nghìn tỷ đang thi công
Cánh tài xế “khiếp vía” khi di chuyển vào ban đêm đoạn qua xã Ea Huar, do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn thi công.

Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại toàn tuyến đều đã được thi công bóc dỡ, mở rộng hai bên đường. Nhiều đoạn đã được thảm nhựa, làm mương, rãnh thoát nước, cầu, cống, lu lèn phần mặt đường để trả lại mặt bằng khiến người dân địa phương phấn khởi. Bên cạnh niềm vui là nỗi lo xen kẽ, bởi một số đoạn đường nhà thầu thi công còn quá cẩu thả, thiếu biện pháp an toàn, không hoàn trả mặt bằng, không lu lèn kỹ càng khiến mặt đường biến dạng, tạo thành những “cái bẫy” luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện lưu thông.

Ngọc Giang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load