Thứ sáu 20/09/2024 13:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đá vỉa hè được quảng cáo có tuổi thọ 70 năm tại Hà Nội: Được vài năm lại thấy đào bới nham nhở?

15:15 | 29/03/2022

(Xây dựng) – Vấn đề lát đá vỉa hè tại Thủ đô Hà Nội hiện nay đang xảy ra hàng loạt bất cập, giữa cam kết bảo hành vỉa hè là 70 năm và cam kết thời hạn bảo hành các hạng mục phía dưới vỉa hè lại chỉ có niên hạn 10 năm. Việc thiếu đồng bộ hạ điện, nước, cáp viễn thông dẫn tới việc, đá vỉa hè vừa lát được vài năm đã bị đào bới nham nhở. Điệp khúc cứ vài năm lại đào hè, xẻ phố vẫn tái diễn.

da via he duoc quang cao co tuoi tho 70 nam tai ha noi duoc vai nam lai thay dao boi nham nho
Bảo hành vỉa hè: Hỏng là lại đào?

Theo các chuyên gia quy hoạch đô thị, điểm tích cực khi đồng bộ lát vỉa hè bằng đá tự nhiên là sự sạch đẹp, văn minh của bộ mặt đô thị trong tương lai. Tuy nhiên, Hà Nội hiện nay liệu đã có tính toán kỹ khi làm đại trà, không đồng bộ hạ tầng điện, nước, cáp viễn thông. Trách nhiệm ra sao nếu các hạng mục phía dưới xảy ra hư hỏng. Việc lát đá vỉa hè có mang lại hiệu quả hay không nếu cứ đào đi đào lại?

Theo ghi nhận, tại vỉa hè đường Hoa Lư (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được lát đá tự nhiên, nhưng hiện nay lại được đào lên để sửa đường ống nước. Khách quan để thấy, việc bảo hành 70 năm có hay không đều không còn quan trọng, vì khi hỏng hạ tầng phía dưới vẫn phải đào lên làm lại.

Lý giải về hiện tượng trên không hỏng, dưới lại hỏng hóc như sau: Trong quy trình thi công, UBND các quận, huyện, thị xã tuân thủ nghiệm thu tại 3 bước thi công: Một là chỉ triển khai lát hè khi đáp ứng yêu cầu phải đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật (hạ ngầm hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, cấp điện, thông tin liên lạc, chỉnh trang mặt tiền...). Lưu ý đơn vị thi công xung quanh các hố ga, miệng cống, ống cấp thoát nước... phải bảo đảm kín khít, tránh hiện tượng rò rỉ nước làm rút cát, nền đất gây sụt lún mặt nền lát hè. Toàn bộ mặt nền hè đường phải được đầm chặt bảo đảm theo yêu cầu thiết kế, bảo đảm độ dốc thiết kế từ ranh giới lát hè đến hàng bó vỉa và phải tổ chức nghiệm thu trước khi đổ bê tông. Nhưng, lát đá đôi khi không tốt bằng dùng gạch block bởi lát đá không có độ thấm, trong khi tiêu chuẩn thoát nước của Việt Nam có đến 20% nước thoát là thấm xuống bề mặt. Điều đó có nghĩa là khi dùng đá lát thì dĩ nhiên là không còn độ thấm, không giảm tải được việc úng lụt ở trên đường phố Hà Nội, thậm chí còn tăng thêm.

da via he duoc quang cao co tuoi tho 70 nam tai ha noi duoc vai nam lai thay dao boi nham nho
“Vỉa hè 70 năm” lại được đào lên vì “hạ tầng 10 năm” đang hỏng hóc.

Trước đó, về vấn đề lát đá tự nhiên cho vỉa hè Hà Nội, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội đã cho rằng: Mục tiêu muốn lát đá trên các tuyến phố phải đáp ứng yêu cầu sử dụng đầu tiên, tiếp theo là yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan. Yêu cầu sử dụng là gì? Tất cả hơn 1.000 tuyến phố tại Hà Nội thì mỗi tuyến phố có một đặc trưng. Có tuyến phố thể hiện diện mạo mới hiện đại Thủ đô. Nhưng có tuyến phố truyền thống gắn với địa danh lịch sử. Vì vậy không nên đổ đồng loạt các tuyến phố để xử lý vỉa hè. Về vật liệu lát trên vỉa hè là vấn đề được ngành giao thông công chính nghiên cứu lâu dài với ứng dụng khác nhau như: Gạch terrazzo, gạch block… Tuy nhiên, lát vật liệu nào cần gắn với đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, chứ không phải chỉ có vỉa hè.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhận định: Để việc lát đá vỉa hè phát huy được hiệu quả lâu dài, nếu chỉ trông chờ vào việc quản chặt chất lượng vật liệu, quá trình thi công thì chưa đủ, điều quan trọng không kém đó chính là công tác quản lý sau khi công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Không ít dự án khi đi vào hoạt động, chính quyền các địa phương thiếu sự giám sát nên tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh... gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra khi các hạng mục phía dưới xảy ra vấn đề, trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Chính quyền hay đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm khi vỉa hè không đảm bảo như cam kết bảo hành?

Đồng quan điểm, KTS.Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ: Việc lát đá tự nhiên phải lưu ý đồng bộ toàn bộ hạ tầng ở dưới. Trường hợp các quận, huyện không làm được rõ ràng thành phố nên thu lại về một đầu mối thực hiện công tác này. Đầu mối này có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng... và phối hợp với các công ty về hạ tầng khác trong việc cải tạo chỉnh trang đô thị.

Có thể thấy, việc lát đá vỉa hè những năm gần đây đã được thực hiện nhiều lần. Nhưng việc quản lý sau lát đá lại chưa được quan tâm. Do vậy, bộ phận lát đá cứ lát xong thì do thiếu đồng bộ, hạ điện, nước, cáp viễn thông, cáp ngầm lại hỏng, lại đào bới, thế rồi lại thay đá mới. Vậy là đá lát vài bữa thì lại đào, vừa mất mỹ quan đô thị, lại rất tốn tiền của ngân sách thành phố.

Khách quan để thấy, hiện chủ trương “mặc áo mới” cho vỉa hè Thủ đô là tốt. Nhưng trong bối cảnh làm đại trà hàng loại vỉa hè, chưa có tính toán kỹ, chưa giải quyết được vấn đề thiếu đồng bộ hạ điện, nước, cáp viễn thông, giao thông, thì thật sự cần đến một lời giải chi tiết, cần vốn để giải quyết việc đào lên lát lại. Khi nào mới có được đáp án chính xác cho việc lát đá tự nhiên cho vỉa hè mà dùng được đúng niên hạn 70 năm.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Ninh Bình: Xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và kè hữu sông Đáy

    (Xây dựng) – Nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Vạc và tuyến đê sông Đáy đoạn qua địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã quyết định đầu tư xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và xử lý kè hữu sông Đáy ngay từ đầu năm 2024 để ứng phó với mưa bão.

    09:12 | 20/09/2024
  • Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt theo phương thức PPP

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 426/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà) – Đà Lạt (Lâm Đồng).

    09:06 | 20/09/2024
  • Hà Nội: Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài “mỏi mòn” chờ ngày cán đích

    (Xây dựng) – Sau hơn 2,5 năm chậm tiến độ, 300m đường cuối cùng của dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đang rơi vào bế tắc vì công tác giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây biến thành vườn rau và một số hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích.

    08:53 | 20/09/2024
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

    22:20 | 19/09/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

    20:56 | 19/09/2024
  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

    20:43 | 19/09/2024
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

    16:03 | 19/09/2024
  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

    15:53 | 19/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
  • Sập cầu Ngòi Móng tại thành phố Hòa Bình

    (Xây dựng) - Cầu Ngòi Móng trên Tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm.

    15:30 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load