Thứ sáu 20/09/2024 15:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Đã đến lúc nghĩ tới một biểu tượng mới của Thành phố Hồ Chí Minh

15:46 | 27/04/2022

(Xây dựng) - Theo KTS. Luật sư Nguyễn Hồ - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh: Nếu như Hà Nội gắn liền với hệ thống hồ, đầm, Đà Lạt với núi đồi, thì cảnh quan, thì bản sắc đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh không thể tách rời khỏi sông nước kênh rạch.

da den luc nghi toi mot bieu tuong moi cua thanh pho ho chi minh

Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển, do các hoàn cảnh lịch sử khách quan và điều kiện giới hạn về nhận thức chủ quan, nên dưới chế độ quân chủ, thực dân, đế quốc, và chính quyền cũ trước 1975, bản sắc đặc thù của đô thị Sài gòn đã không được đặt ra và nhận thức đầy đủ trong công tác quy hoạch quản lý, thậm chí do sự phát triển tự phát quá nóng bởi làn sóng người tỵ nạn chiến tranh, rất nhiều kênh rạch đã bị lấp để làm đường hoặc xây dựng các công trình kiến trúc, một số ít kênh rạch còn lại thì hấp hối bởi sự ô nhiễm nặng nề.

Thời kỳ đầu sau 75, do tư duy bao cấp kinh tế kế hoạch rập khuôn theo mô hình của nước ngoài, nên kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng, nghèo đói phổ biến và bao vây mọi lĩnh vực khác nhau trong xã hội, bản sắc đô thị trở thành một cái gì hết sức xa lạ và phù phiếm, giải quyết cơm ngày hai bữa trở thành mục tiêu chính yếu của nhiệm vụ chính trị, các vấn đề khác về văn hoá đô thị, cái đẹp và môi trường sống không được xem xét thấu đáo và có các biện pháp phù hợp.

Cho đến khi sau đổi mới, kinh tế thị trường có định hướng bởi vai trò điều tiết của Nhà nước không chỉ cởi trói tư duy và đem lại các thành quả xuất sắc cho kinh tế, mà còn mở ra cho những người quản lý & lãnh đạo thành phố một tầm nhìn mới về vấn đề cần phải có một chiến lược phát triển bền vững không gian sống của cộng đồng dựa trên đặc thù của điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Sài Gòn cũng như những tính chất riêng biệt của văn hoá vùng miền. Đó chính là cái gốc của nhận thức mới, là cơ sở cho động lực và quyết tâm tìm về một bản sắc đô thị đặc thù và tầm vóc như nó đáng lẽ ra phải có cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án cải tạo chỉnh trang Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được mở ra như là một trong các giải pháp để hiện thực hoá tư tưởng đó.

Đã có rất nhiều khó khăn và rào cản cho dự án này từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất, song với sự hưởng ứng và kiên quyết ủng hộ của cộng đồng cũng như tinh thần dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm của lãnh đạo thành phố thời kỳ đó, hôm nay cộng đồng đang được thụ hưởng các lợi ích đặc biệt trong các lĩnh vực môi trường, giao thông, cảnh quan… mà sự thành công của dự án này đem lại.

Với cảm hứng từ dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Ngè, thành phố tiếp tục các thành công khác nữa với các dự án cải tạo kênh Tân Hoá – Lò Gốm, dự án cải tạo kênh Tàu Hủ- Bến Nghé gắn với đại lộ Đông - Tây, và sắp tới sẽ là kênh Nước Đen… cuộc sống của hàng triệu người sinh sống trong lưu vực 04 dự án hồi sinh kênh rạch của Sài Gòn đang hàng ngày hàng giờ được thay đổi theo chiều hướng hạnh phúc hơn. Và chúng ta đang thấy được sự xuất hiện ngày một rõ nét hơn một bản sắc đô thị rất đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên hết, bên cạnh việc đánh dấu một thành quả của chế độ, với việc trả về cho Sài Gòn cái diện mạo và bản sắc vốn là nó đáng ra phải có, một biểu tượng mới của Thành phố Hồ Chí Minh là cái mà có lẽ chúng ta có thể bắt đầu nghĩ tới.

Tâm Bút (ghi)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load