Thứ ba 14/05/2024 05:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công trình đấu nối vào lưới điện cần đáp ứng điều kiện gì?

10:39 | 14/12/2023

(Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Nguyễn Tuấn Vinh (Yên Bái), hiện nay một số công trình điện trên địa bàn tỉnh trước khi đấu nối phải có thỏa thuận đấu nối với Công ty điện lực, trong đó có yêu cầu chủ đầu tư phải áp dụng một số vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào phải áp dụng theo bộ tiêu chuẩn cơ sở do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành.

Công trình đấu nối vào lưới điện cần đáp ứng điều kiện gì?
Ảnh minh họa.

Ông Vinh hỏi, Công ty Điện lực Yên Bái yêu cầu như vậy có đúng quy định không? Nếu áp dụng theo Bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) thì công trình có được đấu nối vào lưới điện quốc gia không?

Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:

Đối với công trình đầu tư theo Luật Xây dựng, việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (TCNN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), trong đó đối với công trình điện có Quy phạm trang bị điện 11 TCN-18-2006 do Bộ Công Thương ban hành đều thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.

Theo đó, tiêu chuẩn (bao gồm: TCVN; TCNN; TCCS) được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện ngoại trừ các tiêu chuẩn được trích dẫn trong quy chuẩn hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

Các công trình đầu tư theo Luật Xây dựng, được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, theo đó việc áp dụng tiêu chuẩn bảo đảm phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng, là cơ sở để người quyết định đầu tư triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm áp dụng.

Như vậy tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đối với công trình là căn cứ để chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc/hạng mục/công trình hoàn thành và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình trước khi đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định hiện hành liên quan.

Đối với công trình điện, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư thì công trình được đóng điện vào lưới điện quốc gia.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đơn vị quản lý các hệ thống lưới điện phân phối có thể căn cứ các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn hiện hành theo quy định để xây dựng một bộ tiêu chuẩn cơ sở riêng cho việc thực hiện thiết kế đối với công trình xây dựng do EVN đầu tư hoặc để đánh giá đối với các thiết kế công trình xây dựng do chủ đầu tư khác xây dựng khi có đấu nối đến hệ thống lưới điện do EVN sở hữu và quản lý, bảo đảm hệ thống điện đồng bộ, vận hành an toàn, tin cậy và kinh tế.

Trên đây là nội dung hướng dẫn, trả lời của Bộ Công Thương gửi tới ông Nguyễn Tuấn Vinh để nghiên cứu và thực hiện, trường hợp có nội dung hoặc công việc cụ thể khác hơn, đề nghị gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng là Bộ Xây dựng (cơ quan trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm về xây dựng).

Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kinh tế Bắc Ninh phát triển cơ bản theo đúng kịch bản tăng trưởng

    (Xây dựng) – Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, GRDP quý I/2024 của tỉnh Bắc Ninh theo giá so sánh 2010 ước đạt 27.765 tỷ đồng, giảm 3,83% so với cùng kỳ, nhưng lại là mức giảm ít hơn các quý trước đó và cơ bản đúng theo diễn biến kịch bản tăng trưởng quý I/2024 của tỉnh này đã đề ra.

  • Xây dựng công trình xanh tiết kiệm 40% năng lượng

    (Xây dựng) - Công trình xanh do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council - viết tắt là USGBC) đưa ra, đề cập đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Các công trình xây dựng chiếm tỷ lệ khoảng 35-40% tổng năng lượng tiêu dùng cả nước. Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, công trình sẽ giúp giảm chi phí vận hành và lượng phát thải CO2 ra môi trường.

  • Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định nền kinh tế vĩ mô

    Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước, thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng phức tạp.

  • Chỉ 7,5% trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ được xếp hạng tín nhiệm trong 4 tháng đầu năm

    (Xây dựng) – 4 tháng đầu năm 2024 ghi nhận có 31 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 29.050 tỷ đồng. Tuy nhiên, các trái phiếu đã được xếp hạng tín nhiệm chỉ chiếm 7,5% giá trị phát hành.

  • Giá trị hợp đồng tương tự thế nào là đáp ứng yêu cầu?

    (Xây dựng) - Năm 2023, cơ quan ông Trần Hòa (Hà Nội) xây dựng E-HSMT của gói thầu quy mô lớn, đấu thầu rộng rãi qua mạng theo Mẫu sỗ 2B kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT về mua sắm hàng hóa, nội dung mua sắm gồm 13 máy siêu âm, có mã HS 9018.

  • Tiêu chuẩn nhân sự chủ chốt trong hồ sơ mời thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu (năm 2023) yêu cầu nhà thầu cần có nhân sự chủ chốt 5 năm hoặc 1 hợp đồng. Nhà thầu dự thầu nhân sự có tham gia thi công 2 công trình giao thông cấp III, biên bản bàn giao năm 2017 và có chứng chỉ giám sát. Nhà thầu tham dự như vậy có đúng với hồ sơ mời thầu không?

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load