Thứ sáu 20/09/2024 09:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Công nhận kết quả rà soát tiêu chí đô thị loại I thành phố Hải Phòng

15:52 | 10/07/2024

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị loại I thành phố Hải Phòng mở rộng nội thành.

Công nhận kết quả rà soát tiêu chí đô thị loại I thành phố Hải Phòng
Vài năm gần đây, thành phố Hải Phòng không ngừng đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh chỉnh trang đô thị.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Văn bản số 488/ TTg-CN ngày 10/7/2024 công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị loại I đối với thành phố Hải Phòng mở rộng nội thành gồm các quận hiện hữu (Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh, Lê Chân) và toàn bộ phạm vi hành chính huyện An Dương như đề nghị của Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hải Phòng.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm toàn bộ về các nội dung, số liệu, thông tin, trình tự, thủ tục của hồ sơ báo cáo kết quả rà soát phân loại đô thị thành phố Hải Phòng, mở rộng nội thành sang địa bàn huyện An Dương theo tiêu chí đô thị loại I nêu trên bảo đảm đúng quy định của pháp luật và các quy định có liên quan.

Hải Phòng là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của nước ta, là đầu mối giao thông quan trọng vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; là trung tâm kinh tế – khoa học – kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc bộ và là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

Trong khi đó, huyện An Dương được định hướng nằm trong khu vực phát triển đô thị công nghiệp công nghệ cao, hình thành một khu dân dụng lớn và khu đào tạo, nghỉ dưỡng ở cửa ngõ thành phố 2 về phía Tây, Tây Bắc. Sau nhiều năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, đến nay hệ thống mạng lưới các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.

Trong giai đoạn đến năm 2025, huyện An Dương dự kiến triển khai mở rộng quy mô Khu công nghiệp Tràng Duệ, hình thành Khu công nghiệp An Hưng - Đại Bản. Sự phát triển và hoạt động mạnh mẽ của các khu công nghiệp đã tạo ra nguồn việc làm ổn định, giải quyết nguồn lao động dư thừa và thu hút nguồn lao động từ các khu vực lân cận, góp phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 09/NQ/ĐH của Đảng bộ thành phố và các văn bản pháp lý khác nêu rõ mục tiêu: Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đạt các tiêu chí đô thị loại I và huyện An Dương thành đơn vị hành chính quận trước năm 2025.

Đối với quận Hồng Bàng, đây là quận trung tâm thành phố Hải Phòng, có vị trí độc đáo cả về kinh tế và quân sự với đồng bằng Bắc bộ. Đây cũng là cửa ngõ giao thông đường thủy, sắt, bộ của thành phố, nối liền với Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh tạo thành khu tam giác phát triển kinh tế “Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh” phía Bắc Việt Nam đã được Chính phủ quy hoạch.

Vị trí địa lý đặc thù của quận thuận lợi cho phát triển kinh tế dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, viễn thông công nghệ thông tin, phát triển các ngành công nghiệp, có công nghệ kỹ thuật cao như công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển, luyện, cán thép, sản xuất cáp ngầm điện cao thế, hoá chất…

Theo quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 và được được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/09/2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tiêu chuẩn của quận có quy mô dân số từ 150.000 người trở lên, diện tích tự nhiên 35km2 trở lên, số phường trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên.

Như vậy, quận Hồng Bàng hiện nay có quy mô dân số, diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính trực thuộc không đảm bảo quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính... việc mở rộng nội thị là điều tất yếu đối với một thành phố có tiềm năng và lợi thế phát triển lớn như Hải Phòng.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load