Thứ sáu 20/09/2024 22:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Công đoàn Xây dựng Việt Nam: Chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống Covid-19

14:48 | 02/06/2021

(Xây dựng) – Hiện nay, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Những chủng vi rút mới có độ nguy hiểm cao, lây lan nhanh và rất khó kiểm soát. Để kịp thời khống chế có hiệu quả dịch bệnh, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã có những biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch Covid-19 trong các cấp công đoàn và toàn thể công nhân, viên chức, người lao động của ngành.

cong doan xay dung viet nam chu dong quyet liet trong cong tac phong chong covid 19
Công đoàn Tổng Công ty HUD chung tay bảo vệ người lao động.

Theo đó, ngày 24/5/2021, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã ban hành Công văn số 239/CĐXD-TG về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong công nhân, viên chức, người lao động đề nghị các công đoàn trực thuộc tập trung cao độ, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với tư tưởng chỉ đạo là thần tốc hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn và Công đoàn Xây dựng Việt Nam, nhất là nguyên tắc 5K. Tiếp tục quán triệt các mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo kiên trì và kiên quyết thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đoàn viên, người lao động, coi sức khỏe, tính mạng của đoàn viên, người lao động là trên hết.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn, UBND Thành phố Hà Nội và Công đoàn Xây dựng Việt Nam về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới với tinh thần: Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch; cần nâng cao mức cảnh giác, chủ động và quyết liệt hơn trong phòng chống dịch.

Thay mặt Công đoàn Xây dựng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thủy Lệ, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam kêu gọi các cấp công đoàn chủ động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để chăm lo, hỗ trợ, đảm bảo chế độ, tiền lương cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, nhất là các công nhân lao động đang phải nghỉ việc do dịch, do thực hiện cách ly trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cơ quan Nhà nước. Đồng thời, Công đoàn Xây dựng Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn triển khai, hướng dẫn các cấp công đoàn trực thuộc thực hiện việc chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động trong Ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 theo Công văn số 237/CĐXD-CSPL ngày 21/5/2021 đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.

Riêng đối với các tỉnh, thành phố nơi đơn vị có trụ sở đang có diễn biến dịch phức tạp, nhiều ca dương tính với Sars-CoV-2, các cấp công đoàn cần chủ động bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, thường xuyên báo cáo, thông tin kịp thời tình hình, diễn biến dịch với công đoàn cấp trên. Phân công cán bộ “trực chiến” phối hợp với chuyên môn đồng cấp xử lý các tình huống phát sinh kịp thời, hiệu quả, nhất là khi có ca mắc mới, ổ dịch mới cần khẩn trương thống kê, truy vết xác định các trường hợp công nhân lao động là F1, F2 để thực hiện cách ly, xét nghiệm tạm thời. Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cá nhân hảo tâm chăm lo chu đáo cho đoàn viên, người lao động đang ở khu vực bị phong tỏa, khi các điều kiện an toàn sớm đưa cán bộ công đoàn, các tình nguyện viên vào trao quà, nhu yếu phẩm cho công nhân lao động; không để đoàn viên, người lao động trong khu vực cách ly, phong tỏa bị thiếu đói.

Bên cạnh công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, Công đoàn Xây dựng Việt Nam kêu gọi đoàn viên, người lao động tham gia, hợp tác, ủng hộ và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền để công nhân, viên chức, người lao động về quê cách ly tại nhà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch khi di chuyển (nếu có); kêu gọi sự đóng góp về tài chính, hiện vật phục vụ công tác phòng, chống dịch và chăm lo đoàn viên, người lao động.

Để đảm bảo an toàn và chăm lo sức khỏe cho người lao động, Công đoàn Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã phối hợp với Bệnh viện Xây dựng tổ chức khám lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho gần 400 cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động của Tổng công ty tại miền Bắc.

Ông Đặng Hồng Quang, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) chia sẻ: Trong suốt hơn một năm qua, đại dịch Covid-19 đã trở thành nỗi lo âu thường trực của toàn cầu, một thảm họa lớn nhất của nhân loại chưa từng có tiền lệ trong nhiều thập kỷ qua, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và đời sống, sinh hoạt của con người, tác động xấu đến hầu hết các ngành, lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp… Mặc dù chịu rất nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, hàng triệu người mất việc làm nhưng Ban lãnh đạo Tổng công ty HUD bằng mọi giải pháp tháo gỡ vẫn đảm bảo được việc làm, duy trì được nguồn thu nhập cho đoàn viên, người lao động; đã chủ động, tích cực làm việc với cơ quan y tế tiến hành triển khai tiêm vaccine cho đoàn viên, người lao động đang làm việc tại Công ty mẹ, các Công ty thành viên và thường xuyên thăm hỏi động viên để mọi người giữ vững tinh thần, yên tâm công tác cũng như gìn giữ gia đình HUD được toàn vẹn, không ai bị bỏ lại phía sau.

Cũng hưởng ứng lời kêu gọi của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, ông Phạm Thế Kiên - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lilama 69-1 cho biết: Công đoàn Công ty đã triển khai các hoạt động chia sẻ khó khăn với người lao động trong công ty thông qua các chương trình “Lá lành đùm lá rách”, “Tương thân tương ái”,… Trong đó, Công đoàn Lilama 69-1 đã thăm hỏi động viên 18 gia đình có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ 1 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng giá trị 50 triệu đồng; bổ sung trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 cho các cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó, Ban chấp hành Công đoàn Công ty đã tổ chức tặng quà cho các đơn vị tại các điểm nóng trong công tác phòng chống dịch bệnh như Bắc Ninh, Bắc Giang.

cong doan xay dung viet nam chu dong quyet liet trong cong tac phong chong covid 19
Những món quà tuy nhỏ nhưng là lời động viên, chia sẻ ấm áp tình người tới tuyến đầu chống dịch.

Những hoạt động hết sức ý nghĩa, thiết thực của các cấp công đoàn ngành Xây dựng là sự động viên quan trọng giúp cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động của ngành thêm phần lạc quan, vững tin vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Công đoàn ngành Xây dựng khẳng định luôn “đồng hành” cùng người lao động thực hiện mục tiêu kép vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn, sẵn sàng chờ đón những cơ hội mới.

Trước đó, để bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn sản xuất và công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; thực hiện Công văn số 1918/TLĐ ngày 06/5/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ) về việc chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) yêu cầu các công đoàn trực thuộc kịp thời triển khai thực hiện một số nội dung:

Kịp thời điều chỉnh quy mô, hình thức tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 để quan tâm, chăm lo cho người lao động phù hợp với tình hình thực tế. Coi một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động là phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc và nơi tập trung đông công nhân lao động.

Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động yên tâm sản xuất, không chủ quan, lơ là nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến mới của dịch bệnh. Trường hợp nếu đã có người bị dương tính với Covid-19, cần hạn chế tới mức cao nhất việc tham gia các sự kiện và hoạt động cộng đồng; thực hiện nghiêm quy định 5K, nhất là việc bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và yêu cầu khai báo y tế; thông báo cho cơ sở y tế gần nhất khi cá nhân có dấu hiệu nghi mắc dịch bệnh.

Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tiếp tục triển khai nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, xây dựng phương án xử lý tình huống nếu có ca dương tính với Covid-19 tại đơn vị.

Trong thời gian từ nay đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các cấp công đoàn trong Ngành phối hợp với người sử dụng lao động triển khai đồng bộ các giải pháp, sớm ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi để cử tri là đoàn viên, người lao động tham gia bầu cử theo quy định theo quy định, góp phần cùng cả nước tổ chức thành công cuộc bầu cử.

Bài: Công đoàn Xây dựng Việt Nam: Chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống Covid-19 tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Tuấn Nghĩa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

  • Hà Nội: Cấm xe vượt quá tải trọng đi trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

    (Xây dựng) - Để bảo đảm an toàn cho hệ thống kênh và trục chính thủy lợi sông Nhuệ, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng di chuyển trên các bờ kênh và trục chính của hệ thống thủy lợi này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load