Thứ sáu 20/09/2024 13:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập: Người con Hà Tĩnh trọn tuổi thanh xuân cho con đường cách mạng

09:58 | 23/04/2021

(Xây dựng) - Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập - người con của mảnh đất Hà Tĩnh anh hùng, người chiến sỹ cộng sản kiên cường, thông minh và sáng tạo. Tuy cuộc đời không dài (1906 - 1941) nhưng ông đã dành trọn thời thanh xuân cho cách mạng, cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự hy sinh anh dũng vào độ tuổi đang tràn sức lực và tài năng công hiến của ông đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trên những chặng đường đi tới.

co tong bi thu ha huy tap nguoi con ha tinh tron tuoi thanh xuan cho con duong cach mang
Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã trở thành biểu tượng cao đẹp, là động lực để tuổi trẻ Hà Tĩnh không ngừng ra sức học tập, rèn luyện và cống hiến.

Trọn tuổi thanh xuân cho con đường cách mạng

Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, chịu ảnh hưởng bởi truyền thống cách mạng của quê hương và gia đình đã sớm hun đúc con người cộng sản trong ông.

Là một thanh niên trí thức giàu tinh thần yêu nước, với nỗi niềm đau đáu và lý tưởng sôi sục trong tâm, luôn có tư tưởng phải làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng cho những người dân bị áp bức. Là một giáo viên cương trực, thẳng thắn, Hà Huy Tập luôn đả kích những hành động sai trái của bọn thực dân, phong kiến, đứng về phe những người nghèo khổ và bênh vực họ. Đứng trên bục giảng bằng nhiệt huyết của mình, ông đã truyền cho các lớp học sinh tinh thần yêu nước và lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho một xã hội tốt đẹp, không còn áp bức bất công.

Đồng chí Hà Huy Tập tham gia và sớm trở thành một trong những thành viên của tổ chức Hội Phục Việt - một tổ chức yêu nước vừa được thành lập ở Vinh. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đồng chí Hà Huy Tập đã mở nhiều lớp dạy học cho giai cấp công nhân, bên ngoài là chống mù chữ nhưng bên trong là tập hợp công nhân lại để tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng.

Cuối tháng 12/1928, Hà Huy Tập rời Sài Gòn đi Trung Quốc, tạm lánh để tránh sự vây ráp, săn lùng của địch. Tại đây, ông đã tìm cách bắt liên lạc với tổ chức cách mạng Việt Nam ở nước ngoài: Tham gia hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, sau đó đi học tại Đại học Phương Đông, Liên Xô (cũ).

Đồng chí đã tham gia và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I (Họp tại Ma Cao, Trung Quốc); đóng góp nhiều ý kiến, nội dung quan trọng vào những quyết nghị của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và Ban Chỉ huy, đánh dấu sự điều chỉnh về chủ trương sách lược đấu tranh của Đảng trước tình hình mới của thế giới và đất nước.

Từ tháng 7/1936 đến tháng 3/1938, với cương vị là Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí góp phần quan trọng khôi phục lại Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng ở trong nước, hoạch định đường lối mới của Đảng ta trong thời kỳ đầu; tháng 3/1937, đồng chí triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương mở rộng để thống nhất tổ chức Đảng ở Bắc Trung Kỳ và Trung Kỳ.

Tháng 3/1940 ông bị địch bắt; ngày 28/8/1942 ông bị thực dân Pháp đem ra xử bắn. Lời hô “cách mạng muôn năm” của đồng chí Hà Huy Tập trước lúc hi sinh đã truyền thêm sức mạnh, trở thành vũ khí, phương châm, lý tưởng sống của những người chiến sĩ cách mạng.

co tong bi thu ha huy tap nguoi con ha tinh tron tuoi thanh xuan cho con duong cach mang
Mộ đồng chí Hà Huy Tập tọa lạc tại đồi Đồng Lem, xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên).

Anh dũng hy sinh khi mới 35 tuổi, trong gần hai năm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng, ông đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng, tinh thần bất khuất không khuất phục trước kẻ thù, niềm tin và khát vọng về một nền độc lập tự do cho dân tộc của ông đã soi sáng cho các thế hệ người Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng tiếp bước trên con đường xây dựng đất nước.

Xứng danh quê hương cách mạng Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Hà Tĩnh - mảnh đất tuy nghèo khó nhưng giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng tự hào là quê hương của đồng chí Hà Huy Tập. Phát huy truyền thống quê hương của ông, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế- xã hội đã đề ra.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 6%. Quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,5 lần so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người từ 23 triệu đồng năm 2015 lên 36 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp còn 12,9%, công nghiệp - xây dựng 45,8%, dịch vụ 41,3%. Công nghiệp tăng trưởng nhanh, tiếp tục là động lực chủ yếu của nền kinh tế, bình quân đạt 31,1% năm.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đạt nhiều thành tựu nổi bật, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; vượt chỉ tiêu và về đích trước 2 năm so với mục tiêu. Cuối năm 2020, toàn tỉnh có trên 93% số xã và 4 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, có 13 xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã Nông thôn mới kiểu mẫu…

Những tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.333 tỷ đồng, đạt 19,4% chỉ tiêu HĐND tỉnh giao. Trong đó thu nội địa 1.317 tỷ, thu xuất nhập khẩu 1.016 tỷ đồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 25,14% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 4.000 tỷ, tăng 21,29% so với cùng kỳ năm trước. Triển khai thực hiện khá thành công mục tiêu kép đó là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội...

Các giá trị di sản văn hóa được gìn giữ, bảo tồn và tiếp tục phát huy; Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được chú trọng; Chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có công; Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; An sinh xã hội ngày càng đảm bảo.

Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập là tấm gương sáng về sự hy sinh, phấn đấu trọn đời cho lý tưởng của Đảng. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã trở thành biểu tượng cao đẹp, là động lực để Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX: xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Mưa lớn trên diện rộng tại Kon Tum: Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

    (Xây dựng) - Theo bản đồ dự báo lượng mưa trong 24 giờ được phát sóng đêm 18/9, toàn tỉnh Kon Tum sẽ trải qua một đợt mưa lớn. Đặc biệt, các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông xuất hiện màu xanh đậm, cho thấy lượng mưa dự báo đáng kể. Những khu vực này có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngập lụt và sạt lở đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và môi trường.

    09:18 | 20/09/2024
  • Ninh Bình: Xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và kè hữu sông Đáy

    (Xây dựng) – Nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Vạc và tuyến đê sông Đáy đoạn qua địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã quyết định đầu tư xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và xử lý kè hữu sông Đáy ngay từ đầu năm 2024 để ứng phó với mưa bão.

    09:12 | 20/09/2024
  • Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt theo phương thức PPP

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 426/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà) – Đà Lạt (Lâm Đồng).

    09:06 | 20/09/2024
  • Hà Nội: Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài “mỏi mòn” chờ ngày cán đích

    (Xây dựng) – Sau hơn 2,5 năm chậm tiến độ, 300m đường cuối cùng của dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đang rơi vào bế tắc vì công tác giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây biến thành vườn rau và một số hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích.

    08:53 | 20/09/2024
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

    22:20 | 19/09/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

    20:56 | 19/09/2024
  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

    20:43 | 19/09/2024
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

    16:03 | 19/09/2024
  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

    15:53 | 19/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load