Thứ sáu 20/09/2024 14:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Chương trình “Kết chặt tay, dựng đời mới” hỗ trợ 175 căn nhà cho người dân miền Trung

14:12 | 01/12/2019

(Xây dựng) - Ngày 30/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với một số bộ, ngành và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình nghệ thuật nhìn lại 20 năm lũ lớn khu vực miền Trung với chủ đề “Kết chặt tay, dựng đời mới”.

chuong trinh ket chat tay dung doi moi ho tro 175 can nha cho nguoi dan mien trung
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại chương trình.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi đồng bào, chiến sỹ và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung.

Chương trình có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp; Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài; nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ.

Phát biểu tại chương trình, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Mưa lũ lớn lịch sử năm 1999 là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng tại khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng. Hoạt động nhìn lại chặng đường 20 năm hồi sinh và phát triển trong khu vực miền Trung sẽ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp và nhân dân đối với công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt cũng là dịp để mọi người bày tỏ niềm tiếc thương với những người xấu số trong đợt mưa lũ lịch sử năm 1999; tri ân những tấm lòng vàng trong công tác phòng chống và khắc phục đợt mưa lũ lớn lịch sử năm 1999.

Nhìn lại 20 năm lũ lớn khu vực miền Trung cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng về tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, việc phải chủ động phòng tránh để góp phần giảm nhẹ đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

chuong trinh ket chat tay dung doi moi ho tro 175 can nha cho nguoi dan mien trung
Chương trình nghệ thuật nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung với chủ đề “Kết chặt tay, xây đời mới”.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, trong 20 năm qua, khu vực miền Trung đã hứng chịu nhiều trận thiên tai lớn, điển hình là: Năm 1999 chỉ trong vòng 1 tháng từ 01/11 đến 06/12 đã có hai đợt lũ đặc biệt lớn liên tiếp xảy ra trên diện rộng từ Quảng Bình đến Khánh Hoà. Đây là 2 trận lũ lớn nhất trong vòng 70 - 100 năm qua ở các khu vực này; lũ lụt đã làm 818 người chết và mất tích, trên 1 triệu ngôi nhà bị ngập và hàng ngàn ngôi nhà, trường học, trạm y tế bị cuốn trôi, thiệt hại về kinh tế ước tính gần 5.000 tỷ đồng (gấp 02 lần tổng thu nhập của tỉnh Thừa Thiên - Huế tại thời điểm 1999).

Lũ năm 2007 do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày tháng 05 - 08/8, tại tỉnh Quảng Bình, đã xảy ra lũ lịch sử trên sông Gianh làm 54 người chết, mất tích; 1.062 nhà sập, trôi, 90.225 nhà ngập, hư hại; 58.658ha lúa, 43.164ha hoa màu bị ngập; tổng thiệt hại ước tính: 926 tỷ đồng.

Bão Xangsen năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng; Lũ năm 2016, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12/2016 đã liên tiếp xảy ra 05 đợt mưa lũ lớn diện rộng tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là tại Bình Định lũ lớn xấp xỉ mực lũ lịch sử, làm 129 người chết, mất tích, 151 người bị thương; 1.195 nhà bị đổ, trôi, 236.196 nhà bị ngập, thiệt hại; 103.902ha diện tích lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 32.057ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ gãy, thiệt hại; hơn 1,2 triệu con gia súc, gia cầm bị chết, trôi… tổng thiệt hại ước tính khoảng 10.519 tỷ đồng.

Năm 2017, bão số 12 là cơn bão rất mạnh hiếm gặp, đổ bộ trực tiếp vào khu vực Nam Trung Bộ, gió mạnh khi bão đổ bộ đã gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định và gây mưa rất lớn trên diện rộng gây lũ lớn trên mức trên báo động 3 ở hầu hết các sông. Bão số 12 và mưa lũ sau bão làm 123 người chết và mất tích; 3.550 căn nhà sập đổ, 134.000 nhà tốc mái, hư hỏng; 11.224ha lúa, 27.301ha rau, hoa màu bị ngập, thiệt hại; 38.629 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản; 1.809 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 22.680 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, thiên tai trên cả nước đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 7.000 tỷ đồng (khoảng 1/3 giá trị thiệt hại của năm 2018, 20.000 tỷ đồng), trong đó: Về người: 130 người chết và mất tích (giảm so với năm 2019), 224 người chết, 180 người bị thương.

Chương trình “Kết chặt tay, dựng đời mới” nhằm nhìn nhận lại những hình ảnh, những ký ức đau thương, sự chống chọi kiên cường của nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong trận lũ năm 1999 thông qua sự tái hiện chương trình “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung” - Trận lũ lịch sử được ví như trận “đại hồng thủy”, gây biết bao đau thương, mất mát về người, tài sản cho khu vực miền Trung. Trong đó, Thừa Thiên - Huế là tỉnh phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

chuong trinh ket chat tay dung doi moi ho tro 175 can nha cho nguoi dan mien trung
chuong trinh ket chat tay dung doi moi ho tro 175 can nha cho nguoi dan mien trung
Trao tặng kinh phí xây dựng nhà cho người dân miền Trung.

Nhân dịp này, Ban Cứu trợ Trung ương cũng dành tặng món quà hỗ trợ xây dựng 50 căn nhà an toàn trước thiên tai cho hộ dân bị thiệt hại của tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam trị giá 2 tỷ đồng; Công ty Cổ phần tập đoàn giống cây trồng Việt Nam Vinaseed trao tặng 125 căn nhà cho người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế trị giá 5 tỷ đồng.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Mưa lớn trên diện rộng tại Kon Tum: Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

    (Xây dựng) - Theo bản đồ dự báo lượng mưa trong 24 giờ được phát sóng đêm 18/9, toàn tỉnh Kon Tum sẽ trải qua một đợt mưa lớn. Đặc biệt, các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông xuất hiện màu xanh đậm, cho thấy lượng mưa dự báo đáng kể. Những khu vực này có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngập lụt và sạt lở đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và môi trường.

    09:18 | 20/09/2024
  • Ninh Bình: Xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và kè hữu sông Đáy

    (Xây dựng) – Nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Vạc và tuyến đê sông Đáy đoạn qua địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã quyết định đầu tư xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và xử lý kè hữu sông Đáy ngay từ đầu năm 2024 để ứng phó với mưa bão.

    09:12 | 20/09/2024
  • Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt theo phương thức PPP

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 426/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà) – Đà Lạt (Lâm Đồng).

    09:06 | 20/09/2024
  • Hà Nội: Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài “mỏi mòn” chờ ngày cán đích

    (Xây dựng) – Sau hơn 2,5 năm chậm tiến độ, 300m đường cuối cùng của dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đang rơi vào bế tắc vì công tác giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây biến thành vườn rau và một số hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích.

    08:53 | 20/09/2024
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

    22:20 | 19/09/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

    20:56 | 19/09/2024
  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

    20:43 | 19/09/2024
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

    16:03 | 19/09/2024
  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

    15:53 | 19/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load