Thứ tư 13/11/2024 14:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp

Cạnh tranh, bỏ thầu, phá giá sẽ có thể dồn các doanh nghiệp xây dựng đến bờ vực phá sản

22:51 | 11/05/2024

(Xây dựng) - Ngày 11/5, Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đã tổ chức buổi giao lưu “Cà phê nhà thầu xây dựng” nhằm tạo sự phong phú hơn trong sinh hoạt của Hiệp hội và cùng các thành viên chia sẻ về những vấn đề thiết thực trong hoạt động đầu tư xây dựng mà các bên đều quan tâm.

Cạnh tranh, bỏ thầu, phá giá sẽ có thể dồn các doanh nghiệp xây dựng đến bờ vực phá sản
Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam tổ chức buổi giao lưu “Cà phê nhà thầu xây dựng”.

Tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết, tổng đầu tư tư nhân trong thời điểm hiện tại chỉ chiếm khoảng 30% tổng đầu tư toàn xã hội, điều này cho thấy tổng đầu tư xã hội đang sụt giảm so với những năm 2018. Hiện nay, Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công, con số đầu tư công năm 2024 lên tới 642.000 tỷ đồng, vì vậy tổng đồng tư toàn xã hội sẽ không bị sụt giảm, tuy nhiên đầu tư tư nhân đang suy giảm. Từ đầu tư tư nhân suy giảm, các hạng mục công trình đặc biệt có công trình xây dựng dân dụng giảm sút.

Trong bối cảnh năm 2024, thị trường có sự phân hóa rất rõ, những công ty làm về hạ tầng kỹ thuật có nhu cầu vốn tương đối lớn sẽ có “đủ công ăn việc làm”. Thị trường về các công trình hạ tầng kỹ thuật tương đối phong phú, tuy nhiên đầu tư tư nhận giảm khiến phần công trình xây dựng của một số doanh nghiệp lớn cũng giảm sút. Các nhà thầu hạ tầng kỹ thuật không gặp phải vấn đề khó khăn từ thị trường nhưng về đơn giá định mức, đơn giá nhân công gặp nhiều bất cập. Từ đây, Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đã kiến nghị với Bộ Xây dựng và cho đến nay đã có sự chuyển biến tích cực, trong đó, đáng chú ý, Bộ Xây dựng đã sửa đổi và đang chuẩn bị ban hành Thông tư 12 để điều chỉnh 219 đơn giá định mức trong thi công hạ tầng.

Tháng 4/2024, Hiệp hội đã gửi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, trong báo cáo nêu một số vướng mắc của các doanh nghiệp xây dựng, mới đây, theo thông báo, những ý kiến trên đã được Thủ tướng chỉ đạo cho Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu lại những đề xuất, ý kiến của hiệp hội và báo cáo lại trước ngày 20/5.

Ông Dương Văn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết, trong suốt 2 năm vừa qua, Hiệp hội nhận được các thông tin của doanh nghiệp gặp khó khăn về công tác định mức đơn giá, nhất là các công trình mới có nhiều công tác chưa có đơn giá. Từ tinh thần đó, Hiệp hội cũng đã có chủ trương kiến nghị ban hành sửa đổ bổ sung các định mức còn đang thiếu, đặc biệt là các mức đấu giá liên quan đến các công trình giao thông hạ tầng kỹ thuật. Hiệp hội cũng đã tổ chức lấy ý kiến của nhiều doanh nghiệp có ý kiến cụ thể. Trên cơ sở các kiến nghị, Thủ tướng đã ra Chỉ thị 02 về vấn đề kiện toàn hệ thống định mức. Hiệp hội đã kiến nghị khoảng gần 100 danh mục công tác, phối hợp Viện Kinh tế xây dựng đi khảo sát một số định mức tại các dự án...

Ông Dương Văn Cận cho biết, Bộ Xây dựng đã sửa đổi và bổ sung Thông tư 12, trong đó có những định mức liên quan đến hạ tầng kỹ thuật công tác làm đường, vận chuyển vật liệu, khoan cọc đất, công tác bê tông... và được dự kiến ban hành trong khoảng tháng 6/2024.

Tại buổi giao lưu, nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động đầu tư xây dựng đã được các thành viên trong hiệp hội cùng thảo luận, chia sẻ. Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, năm 2024 là năm các dự án mới triển khai không nhiều. Tuy nhiên, vấn đề đang nóng hiện nay là việc cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau, trong đó, các doanh nghiệp xây dựng dân dụng vừa rồi có tình trạng bỏ thầu, phá giá, hiện nay, đối với lĩnh vực xây dựng cầu đường cũng bắt đầu có tình trạng như vậy.

Tham gia cùng thảo luận tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Minh Khiêm - Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319 cho biết, hiện nay trong vấn đề đấu thầu, chúng ta đang “mạnh ai người nấy chạy”. Một số thủ tục pháp lý được ông Khiêm đưa ra vẫn còn nhiều vướng mắc như: Khó khăn về giải phóng mặt bằng, giá đất địa phương chênh lệch...

“Chúng tôi đấu gói thầu 2.500 tỷ đồng để xây lắp và giảm giá chưa đến 1,4% nhưng vẫn chật vật, đến giờ phút này có thể đi vào công đoạn hoàn thiện của dự án nhưng nếu nói về lợi nhuận cao thì không có. Chúng tôi không vào bằng mọi giá mà vào theo đúng thực lực của mình, trong khi đó hiện nay đơn giá, mặt bằng, xây lắp hiện nay đang ổn định, không có biến động, đặc biệt về sắt, thép... nhưng vẫn chật vật thì đối với các đơn vị khác giảm giá để xây lắp thì làm như thế nào”, ông Nguyễn Minh Khiêm nói.

Từ đây, ông Nguyễn Minh Khiêm cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ cùng trao đổi với nhau, nếu vẫn buông nhau và cạnh tranh với nhau thì sẽ rất khó khăn. Ông Khiêm cũng cho biết rất vui và phấn khởi khi Bộ Xây dựng chuẩn bị ban hành Thông tư 12 điều chỉnh 219 đơn giá định mức, đây là mong muốn của các doanh nghiệp xây lắp, giao thông vì vấn đề đơn giá vẫn còn có rất nhiều bất cập.

Ông Nguyễn Khắc Hải – Phó Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex nhận định, gói thầu giảm giá quá lớn từ 15% - 25% là thực trạng đáng báo động hiện nay và có thể khiến cho một số doanh nghiệp lao đao, ngành nghề ngày càng “teo tóp”. Theo đó, để giải quyết, ông Nguyễn Khắc Hải nhận định về lợi nhuận định mức doanh nghiệp, chi phí chung trong một gói thầu thì chỉ giảm được một phần trong các chi phí thì mới hợp lý, còn nếu ngoài mức ấy như an toàn chất lượng, an toàn khối lượng, an toàn tất cả các quy trình... thì không hợp lý và như vậy sẽ không được xem xét. Điều này mới duy trì và phát triển đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề.

Theo ông Bùi Khắc Sơn - Chủ tịch Xuân Mai Corp về việc chống phá giá định mức, vai trò của Hiệp hội các nhà thầu Xây dựng Việt Nam cũng phải được thể hiện, hiệp hội cần có một trang thông tin để cảnh báo khi có gói thầu giảm giá bất thường, ngoài ra các đơn vị giảm bất thường sẽ không dễ để phá giá mãi, điều này có thể tạo cái chết rất nhanh cho các doanh nghiệp.

Phát biểu kết thúc buổi giao lưu, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết sau buổi sinh hoạt, Hiệp hội sẽ tiếp thu và tích cực xử lý những đóng góp, ý kiến phù hợp đã được thảo luận trong buổi giao lưu. Trong thời gian tới, vào khoảng cuối quý III/2024, Hiệp hội sẽ tổ chức Hội thi thợ giỏi của toàn ngành Xây dựng phía Nam. Bên cạnh đó, về công tác và tay nghề đào tạo, Hiệp hội sẽ tham gia cùng Tổng cục dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ tay nghề toàn quốc, nâng cao chất lượng chuyên môn của công nhân, kỹ thuật hiệp hội, ngoài ra hiệp hội cũng sẽ tích cực xúc tiến chương trình xếp hạng năng lực chuyên môn của các nhà thầu.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nâng cấp Meeyland.com 5.0: Tối ưu trải nghiệm cho môi giới bất động sản

    (Xây dựng) - Meeyland.com với phiên bản 5.0 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực công nghệ bất động sản với những cải tiến vượt trội về cả giao diện và tính năng, mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là các nhà môi giới bất động sản.

  • Vinamilk kể về Net Zero và phát triển bền vững ngày thú vị tại ngày hội Việt Nam Xanh

    (Xây dựng) - Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

  • CapitaLand Development ghi nhận 92% căn hộ đặt chỗ tại sự kiện ra mắt đặc biệt The Senique Hanoi

    (Xây dựng) - Ngày 12/11, tại Hà Nội, CapitaLand Development (CLD) ghi nhận 92% căn hộ đặt chỗ tại sự kiện ra mắt đặc biệt dự án The Senique Hanoi vào ngày 9/11 (1.980 trên tổng số 2.150 căn hộ được đặt chỗ). Đây là hoạt động giới thiệu dự án thứ 4 của CLD trong năm 2024, cùng dự án Lumi Hanoi tại Thủ đô và hai phân khu đầu tiên của tổng dự án Sycamore tại Thành phố mới Bình Dương, thu hút sự đón nhận nồng nhiệt của thị trường.

  • Nhựa Tiền Phong: Sản phẩm tiên phong - Khát vọng nâng tầm

    (Xây dựng) - Các ngành sản xuất và dịch vụ hiện đang đối mặt với vô số thách thức trong thời đại mới, từ yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ của người tiêu dùng đến sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong và ngoài nước. Thêm vào đó, sự bất ổn từ những yếu tố khách quan cũng như từ kinh tế, chính trị, xã hội đã tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm những giải pháp đột phá trở nên cần thiết, và "chất lượng" chính là yếu tố quyết định sự thành công và khả năng chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng đối với mỗi thương hiệu.

  • Chậm giao hàng hóa phục vụ công trình xây dựng, Công ty Cổ phần Đầu tư EPT bị chấm dứt hợp đồng

    (Xây dựng) - Công ty Điện lực Gia Lâm vừa có Quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu là Công ty Cổ phần Đầu tư EPT vì vi phạm tiến độ cấp hàng hóa phục vụ công trình đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2024.

  • Phú Thọ: Công ty TNHH Hải Linh nợ thuế trên 287,9 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Vừa qua, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ công khai danh sách 1.371 doanh nghiệp, cá nhân người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước tính đến hết ngày 30/9/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load