Thứ sáu 20/09/2024 13:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần Thơ sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW: Quy mô kinh tế tăng 7 lần

09:50 | 30/01/2021

(Xây dựng) – Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX, thành phố Cần Thơ đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển, kinh tế tăng trưởng khá đạt mức bình quân 7,27%/năm, cao hơn mức tăng trung bình cả nước.

can tho sau 15 nam thuc hien nghi quyet so 45 nqtw quy mo kinh te tang 7 lan
Thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vai trò là đô thị hạt nhân có sức lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hoàn thành trước thời hạn Nông thôn mới

Năm 2019, quy mô kinh tế tăng 7 lần so năm 2005, tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt mức 88,3 triệu đồng/năm, tăng 7 lần so năm 2005, ngân sách tự cân đối và có điều tiết về Trung ương, đang từng bước là một trong những động lực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo, từng bước khẳng định vai trò trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về công nghiệp và dịch vụ. Hoàn thành trước thời hạn chương trình Nông thôn mới và tiếp tục xây dựng các xã Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Công tác quy hoạch và phát triển đô thị thực hiện tốt, trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương với tiêu chí “sáng, xanh, sạch, đẹp”, hướng tới là đô thị hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là 1 trong 6 đô thị trọng điểm thực hiện Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng giao thông được cải thiện, kết nối mạng lưới đô thị vùng, góp phần giúp Cần Thơ thực hiện vai trò đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Công tác khai thác, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được tích cực triển khai.

Hợp tác quốc tế và liên kết vùng, đặc biệt là hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long được thúc đẩy, bước đầu đạt được kết quả tích cực. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, từng bước khẳng định vai trò trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long về văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, ở mức thấp nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc, nhiều việc mới được tạo ra, an sinh xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được quan tâm, công tác dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt, hoạt động của bộ máy hành chính từng bước được đổi mới theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Điểm nghẽn phát triển

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa thực sự là trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch chậm, nhất là ngành công nghiệp, phát triển của ngành dịch vụ chưa tạo ra được sự đột phá, chưa trở thành trung tâm dịch vụ lớn, đa ngành của vùng, nông nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế, chưa thể hiện rõ vai trò sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị còn yếu kém, thiếu bền vững. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, hiện đại, chất lượng chưa cao. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản còn nhiều hạn chế. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm phát triển chưa vững chắc. Chất lượng tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị chuyển biến chưa đồng đều. Hệ thống dân vận, mặt trận, đoàn thể có lúc, có nơi chậm đổi mới.

Những hạn chế, yếu kém xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân chủ quan, nhận thức và việc quán triệt về trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW của thành phố còn chưa tốt, trong một số trường hợp, sự phối hợp của thành phố với các ban, bộ, ngành Trung ương chưa thường xuyên, chặt chẽ, cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố chưa đủ mạnh để tạo ra động lực mới cho phát triển, nhất là trong thu hút đầu tư.

Một số Bộ, ngành Trung ương bị động về nguồn lực, chậm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết, một số dự án, công trình trọng điểm, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu cơ chế hợp tác và liên kết vùng hiệu quả. Tiềm năng, lợi thế, nội lực của thành phố chưa được khai thác, phát huy đúng mức. Công tác xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp hạn chế. Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ, chậm đổi mới công nghệ, thiếu liên kết trong sản xuất, kinh doanh, chậm nắm bắt cơ hội thị trường, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ít, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào thành phố.

Khẳng định vị trí và tầm quan trọng

Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách toàn diện những mặt được và chưa được của thành phố Cần Thơ qua tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ngày 05/8/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của thành phố Cần Thơ đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, trong thời gian tới, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Tạo sự thống nhất cao về nhận thức từ Trung ương tới địa phương, từ doanh nghiệp đến người dân về vai trò trung tâm của thành phố; Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị trên cơ sở phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của thành phố, của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng; Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế - xã hội; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; Hướng tới là trung tâm ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước…

Thanh Nga – Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kinh tế Bình Dương đạt nhiều tích cực trước thềm công bố Quy hoạch

    (Xây dựng) – Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ chính thức tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và truyền thông quảng bá Top 1 ICF vào ngày 26/9. Trước chuỗi sự kiện quan trọng này, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay đã có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

    16:05 | 19/09/2024
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, Bộ Công Thương xác định đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

    15:40 | 19/09/2024
  • Thanh Hóa: Vicem Bỉm Sơn bị nhà thầu phản ánh vi phạm trong gói thầu 500 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Ngày 12/9, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơn) công bố kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu gần 500 tỷ đồng do đơn vị này mời thầu. Ngay lập tức, đại diện Liên danh nhà thầu SINOMA - T&TCONS - PETROCONS gửi đơn tới báo chí, phản ánh Vicem Bỉm Sơn vi phạm Luật Đấu thầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác trúng thầu, gây thiệt hại kinh tế.

    15:35 | 19/09/2024
  • Tập huấn nâng cao năng lực về kiểm kê, MRV giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) - Tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) ngành Công Thương”.

    15:08 | 19/09/2024
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) - Nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến năm 2024, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình năm 2025 và những năm tiếp theo, sáng 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.

    15:02 | 19/09/2024
  • Thái Bình: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Thái Bình vừa họp nghe báo cáo kết quả thu hút đầu tư 8 tháng năm 2024 và xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh. Tính chung từ tháng 12/2023 đến nay, toàn tỉnh thu hút được 446 triệu USD, đứng thứ 6 khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 13 cả nước.

    14:56 | 19/09/2024
  • Công ty TNHH Sông Thao lên tiếng về thông tin bị “thâu tóm” dự án khoáng nóng Thanh Thủy

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Sông Thao vừa phát đi thông cáo báo chí, phủ định việc chuyển nhượng Dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy.

    11:04 | 19/09/2024
  • Lào Cai xây dựng kế hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2030

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch số 390/KH-UBND về việc phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

    10:44 | 19/09/2024
  • Bắc Ninh: Khẩn trương tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã nhấn mạnh: Việc giải quyết tình trạng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, cần tháo gỡ khẩn trương những điểm nghẽn. Đây là chìa khoá để Bắc Ninh “cất cánh”.

    10:36 | 19/09/2024
  • Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - mở rộng kết nối

    (Xây dựng) - Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (CNHT và CBCT) - Vimexpo 2024 là sự kiện chuyên ngành do Bộ Công Thương chỉ đạo. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp (IDC) chủ trì và Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức. Với chủ đề “Kết nối cùng phát triển”, Triển lãm là môi trường giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

    22:58 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load