Thứ bảy 21/09/2024 00:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Cần Thơ: Đầu tư gần 1,6 tỷ đồng nghiên cứu Quản lý hệ thống cây xanh công cộng bằng công nghệ thông tin

15:14 | 16/12/2022

(Xây dựng) - Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ đang triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học đề tài “Quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng công nghệ thông tin”. Tổng kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện đề tài 1.592.648.000 đồng, dự kiến thời gian thực hiện trong 24 tháng (2022-2024).

Cần Thơ: Đầu tư gần 1,6 tỷ đồng nghiên cứu Quản lý hệ thống cây xanh công cộng bằng công nghệ thông tin
Cây xanh đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều.

Thành phố Cần Thơ hiện có khoảng 25.000 cây xanh đường phố với các chủng loại cây như xà cừ, sao, dầu, bằng lăng, hoàng hậu, cây sanh Nhật, hoa sữa, điệp, gừa, osaka, móng bò, lộc vừng, sứ, ngọc lan, viết, hoàng nam, phượng, me, lim xẹt, kèn hồng, bàng đài loan… và 41 công viên, vườn hoa với tổng diện tích khoảng 20ha. Chủ yếu tập trung tại khu vực các quận nội thành (chủ yếu là ở quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng), ở các huyện cây xanh chỉ tập trung tại một số trục chính của khu vực thị trấn. Trong đó, quận Ninh Kiều có khoảng 5.500 cây xanh đường phố, cây xanh công viên, có 22 công viên với tổng diện tích khoảng 12,4ha.

Hiện nay, cây xanh trên đường phố, công viên và các khu vực công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ được phân cấp về cho Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý theo Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 28/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Hàng năm, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm theo hình thức đấu thầu dịch vụ công ích đô thị (một số công ty có chức năng như Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ, Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Tín, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Môi trường Xanh…) để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng cây xanh trên địa bàn quản lý.

Sở Xây dựng đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trong các đô thị thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ tại Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 và phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tại Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 05/12/2018.

Việc quản lý cây xanh hiện chủ yếu trên word, excel và văn bản giấy, bằng phương pháp thủ công, chưa có sự kết hợp giữa nguồn số liệu và sự phân bố của chúng ngoài thực tế, chưa có ứng dụng để quản lý, theo dõi tổng thể hệ thống cây xanh về vị trí, hình ảnh, lý lịch cây, khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Các trường hợp cây xanh chết, mục, rỗng, có nguy cơ gãy, đổ cần được theo dõi, phát hiện kịp thời để xử lý, tránh gây thiệt hại.

Từ thực trạng đó, giải pháp phần mềm ứng dụng công nghệ bản đồ số (công nghệ GIS) cho mục đích thu thập, lập bản đồ cây xanh đô thị, hiện đại hóa công tác quản lý, kiểm tra, chăm sóc cây xanh đô thị đã được nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý cây xanh ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại một số đô thị lớn trong nước. Vì vậy, thời gian qua Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ đã đề xuất thực hiện đề tài “Quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng công nghệ thông tin”.

Đề tài nghiên cứu khoa học “Quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng công nghệ thông tin” đã được Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt Quyết định thực hiện đề tài tại Quyết định số 08/QĐ-SKHCN ngày 20/01/2022. Đơn vị chủ trì thực hiện đề tài Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ. Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Kim Hoàng và đồng chủ nhiệm Tiến sỹ Bùi Hữu Phú. Dự kiến thời gian thực hiện trong 24 tháng (2022-2024). Tổng kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện đề tài 1.592.648.000 đồng.

Mục tiêu và kết quả dự kiến của Đề tài: Đánh giá hiện trạng cây xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý bản đồ cây xanh công cộng đô thị thành phố Cần Thơ; Xây dựng cơ sở dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) hệ thống cây xanh công cộng đô thị, thu thập dữ liệu (vị trí, chủng loại, tên gọi (tên cây, tên khoa học), đường kính, chiều cao, năm trồng – tuổi thọ cây, tuyến đường, hiện trạng sinh trưởng, phát triển của cây, đánh số cây), số hóa dữ liệu bằng GIS (Hệ thống thông tin địa lý) hệ thống cây xanh công cộng đô thị (thí điểm ở 01 quận và 01 huyện); Xây dựng website giới thiệu bản đồ hệ thống cây xanh công cộng đô thị thành phố Cần Thơ (thí điểm ở 01 quận và 01 huyện) phục vụ các cấp độ người dùng: nhà quản lý, chuyên gia cây xanh, người dân, khách du lịch (tiếng Anh - tiếng Việt).

Cần Thơ: Đầu tư gần 1,6 tỷ đồng nghiên cứu Quản lý hệ thống cây xanh công cộng bằng công nghệ thông tin
Cây xanh công viên Lưu Hữu Phước.

Sở Xây dựng Cần Thơ là đơn vị tiếp nhận toàn bộ sản phẩm của Đề tài sau khi được Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu hoàn thành. Sở Xây dựng có trách nhiệm quản lý vận hành dữ liệu, hệ thống và phân quyền quản lý cho các phòng Quản lý đô thị quận, phòng Kinh tế Hạ tầng huyện để phục vụ cho công tác quản lý cây xanh công cộng đô thị theo quy định, xây dựng kế hoạch chăm sóc, duy tu cây xanh trên địa bàn quận, huyện, trước mắt là quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền.

Dự kiến sau khi Đề tài được bàn giao vận hành, phát huy được hiệu quả trong việc quản lý cây xanh công cộng đô thị bằng ứng dụng công nghệ thông tin trên 02 địa phương thí điểm (quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền), Sở Xây dựng sẽ tiếp tục xin chủ trương Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ để mở rộng tại các địa bàn còn lại trên địa bàn thành phố (quận: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt; huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh) để quản lý đồng bộ cây xanh công công trên toàn địa bàn thành phố, cũng như việc triển khai thực hiện đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load