Thứ sáu 08/11/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần Thơ: Đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,5 - 8%

19:21 | 30/07/2024

(Xây dựng) – Chiều 29/7, UBND thành phố Cần Thơ đã tổ chức Họp cơ quan báo, đài định kỳ quý II/2024. Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết: Năm 2024, thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,5 - 8%.

Cần Thơ: Đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,5 - 8%
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tuấn Hiển chủ trì buổi họp báo.

Tại cuộc họp báo, các cơ quan báo, đài quan tâm đến các vấn đề như: Vướng mắc khó khăn các dự án bất động sản về giao quyền sử dụng đất và tiền sử dụng đất các dự án trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Giấy quyền sử dụng đất Khu cán bộ trường Đại học Cần Thơ, dự án đã kéo dài hơn 10 năm nhưng đến nay chưa được cấp Giấy quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng các dự án dân cư chưa hoàn thiện tại khu đô thị mới Nam Cần Thơ; bao giờ tiếp tục xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ; các dự án chống sạt lở; việc bảo tồn và phát huy chợ nổi Cái Răng...

Những vấn đề mà các cơ quan báo chí quan tâm được Sở, ngành thành phố Cần Thơ trả lời, giải đáp. Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ cho rằng đến ngày 01/8/2024 thực thi Luật Đất đai mới sẽ có nhiều thay đổi trong việc giao đất, đấu giá... Sở Xây dựng Cần Thơ cho biết thời gian tới sẽ rà soát việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án đầu tư bất động sản Nam Cần Thơ, những dự án nào chưa thực hiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện thì buộc chủ đầu tư phải tiến hành đầu tư xong giao lại cho địa phương, dự án nào không đầu tư, Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng và chủ đầu tư phải hoàn chi phí đầu tư cho Nhà nước...

Chủ trì và phát biểu với buổi họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển chỉ đạo các Sở, ngành trả lời các vấn đề mà các cơ quan báo chí quan tâm, đồng thời thông tin cho biết tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ với nhiều tín hiệu tích cực: Trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố ra sức thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Có 40 cơ quan, ban, ngành thành phố và 9 quận, huyện đăng ký với tổng số 185 công trình, phần việc qua đó góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển thành phố: Khánh thành cầu Trần Hoàng Na là công trình trọng điểm của thành phố, rút ngắn khoảng cách nối liền 02 quận Ninh Kiều và Cái Răng, đáp ứng sự mong mỏi của người dân thành phố; Cầu Tây Đô, huyện Phong Điền được đưa vào khai thác góp phần đồng bộ tải trọng trên tuyến từ thị trấn Phong Điền đi Đường tỉnh 926, kết nối với đường Bốn Tổng - Một Ngàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lưu thông; Cầu Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông, kết nối Đường tỉnh 919 và Đường tỉnh 922; Dự án Cống ngăn triều - Âu thuyền Cái Khế chống ngập đã phát huy tác dụng bảo vệ vùng lõi quận Ninh Kiều - khu vực trung tâm thành phố không còn ngập sâu ở nhiều tuyến đường khi triều cường dâng cao, giúp người dân Cần Thơ đi lại dễ dàng hơn; Công trình đê Kè sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị, tạo điểm nhấn cho khu vực bờ sông Cần Thơ;

Ngày 16/6/2024, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp UBND tỉnh An Giang và UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ khánh thành Dự án xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) đoạn qua địa bàn quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ). Điểm đầu của Dự án kết nối với đường dẫn vào cầu Vàm Cống, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt từ Quốc lộ 80 đến nút giao Lộ Tẻ. Dự án là một mảnh ghép quan trọng để góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông hiện hữu, tạo nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ nói riêng và khu vực Tây Nam bộ nói chung.

6 tháng đầu năm 2024, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tăng, trong quý I/2024, GRDP tăng 3,13%; Quý II/2024 là 6,74% và ước GRDP 06 tháng đầu năm tăng 5,73% so với cùng kỳ. Một số ngành, lĩnh vực kinh tế tăng khá so với cùng kỳ như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 11,26%; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,08%; Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước trên 1,15 tỷ USD tăng 7,12%; khách tham quan, du lịch tăng 11%; Thu ngân sách Nhà nước theo chỉ tiêu giao ước đạt trên 5.900 tỷ đồng, tăng 15,61%; hoạt động ngân hàng tiếp tục tăng trưởng với tổng dư nợ cho vay đạt 162 nghìn tỷ đồng, tăng 3,55% so với đầu năm;

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội luôn được chú trọng, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra sôi động như: Tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024, tổ chức Giải chạy bộ Đêm Âm nhạc thành phố Cần Thơ lần thứ I, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần mang lại sự vui tươi, phấn khởi cho nhân dân;

Cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh gắn với chuyển đổi số tiếp tục được nâng cao, công tác an sinh xã hội được bảo đảm; Giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn được chú trọng; thăm, tặng quà nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ cho gia đình thương binh, gia đình chính sách, người có công tiêu biểu với tổng kinh phí trên 12 tỷ đồng, trong đó chi 9,4 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.

Năm 2024, Thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,5 - 8%; xác định còn nhiều khó khăn và thách thức, trong quý III/2024, thành phố tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch, trọng tâm là 03 động lực tăng trưởng “Đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu”; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án đầu tư công, quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là trên 95%; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, đi đôi với việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, kiến nghị cho doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào; hỗ trợ, phối hợp triển khai các dự án vốn ngoài ngân sách như: Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III và IV; các dự án cao tốc qua địa bàn thành phố; Dự án Khu công nghiệp VSIP, Dự án Aeon Mall, Trung tâm nghiên cứu bộ vi xử lý và nhà máy sản xuất vi mạch điện tử…

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tại Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai các giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông; quan tâm phòng chống thiên tai, bão và mùa mưa lũ sắp đến, chuẩn bị an toàn tuyệt đối cho các em đến trường khai giảng năm học mới 2024 - 2025; tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nhất là chính sách ưu đãi người có công với cách mạng...

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load