Thứ ba 14/05/2024 00:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cần thiết sửa đổi cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia

08:12 | 23/02/2024

(Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.

Cần thiết sửa đổi cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Ngày 21/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.

Qua 03 năm triển khai thực hiện, các quy định tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP đã đi vào thực tiễn, giúp xây dựng, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam; bước đầu tạo lập, dẫn dắt và kết nối hoạt động đổi mới sáng tạo trong các ngành, địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị định đã phát sinh một số nội dung đòi hỏi phải nghiên cứu, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP như sau:

Sau khi Nghị định được ban hành, Luật Đầu tư năm 2020 đã bổ sung Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia vào đối tượng đặc biệt ưu đãi đầu tư và bổ sung dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo vào đối tượng ưu đãi đầu tư. Do vậy, một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với Trung tâm tại Nghị định cần được rà soát, cập nhật và cụ thể hơn theo quy định của Luật Đầu tư.

Nghị định số 94/2020/NĐ-CP chủ yếu tập trung vào việc tập hợp những cơ chế, chính sách đã được quy định tại pháp luật hiện hành để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, áp dụng. Nghị định còn thiếu những cơ chế, chính sách được xây dựng thuộc thẩm quyền của Chính phủ để tạo tính đột phá đối với mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động đổi mới sáng tạo tại Trung tâm nên còn hạn chế vai trò dẫn dắt đổi mới sáng tạo của Trung tâm cũng như thu hút hoạt động của các doanh nghiệp, đối tác hoạt động tại Trung tâm.

Thực tế quá trình đầu tư xây dựng, tổ chức nghiên cứu cơ chế vận hành của Cơ sở Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang cho thấy nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cần kịp thời bổ sung để tạo điều kiện vận hành hiệu quả Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Cơ sở Hòa Lạc cũng như cho các cơ sở khác của Trung tâm.

Nghị định số 94/2020/NĐ-CP chưa quy định cụ thể những cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm đổi mới sáng tạo khác có sự kết nối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ chung cho đổi mới sáng tạo cả nước.

Do vậy, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP là thực sự cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và các trung tâm đổi mới sáng tạo khác với những cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất và thuận lợi nhất để Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên cả nước tiếp tục phát triển; tạo sức hấp dẫn để thu hút nhân tài, chuyên gia trong và ngoài nước, các tập đoàn công nghệ lớn từ các nước có trình độ công nghệ phát triển, đóng góp tích cực vào việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kinh tế Bắc Ninh phát triển cơ bản theo đúng kịch bản tăng trưởng

    (Xây dựng) – Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, GRDP quý I/2024 của tỉnh Bắc Ninh theo giá so sánh 2010 ước đạt 27.765 tỷ đồng, giảm 3,83% so với cùng kỳ, nhưng lại là mức giảm ít hơn các quý trước đó và cơ bản đúng theo diễn biến kịch bản tăng trưởng quý I/2024 của tỉnh này đã đề ra.

  • Xây dựng công trình xanh tiết kiệm 40% năng lượng

    (Xây dựng) - Công trình xanh do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council - viết tắt là USGBC) đưa ra, đề cập đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Các công trình xây dựng chiếm tỷ lệ khoảng 35-40% tổng năng lượng tiêu dùng cả nước. Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, công trình sẽ giúp giảm chi phí vận hành và lượng phát thải CO2 ra môi trường.

  • Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định nền kinh tế vĩ mô

    Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước, thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng phức tạp.

  • Chỉ 7,5% trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ được xếp hạng tín nhiệm trong 4 tháng đầu năm

    (Xây dựng) – 4 tháng đầu năm 2024 ghi nhận có 31 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 29.050 tỷ đồng. Tuy nhiên, các trái phiếu đã được xếp hạng tín nhiệm chỉ chiếm 7,5% giá trị phát hành.

  • Giá trị hợp đồng tương tự thế nào là đáp ứng yêu cầu?

    (Xây dựng) - Năm 2023, cơ quan ông Trần Hòa (Hà Nội) xây dựng E-HSMT của gói thầu quy mô lớn, đấu thầu rộng rãi qua mạng theo Mẫu sỗ 2B kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT về mua sắm hàng hóa, nội dung mua sắm gồm 13 máy siêu âm, có mã HS 9018.

  • Tiêu chuẩn nhân sự chủ chốt trong hồ sơ mời thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu (năm 2023) yêu cầu nhà thầu cần có nhân sự chủ chốt 5 năm hoặc 1 hợp đồng. Nhà thầu dự thầu nhân sự có tham gia thi công 2 công trình giao thông cấp III, biên bản bàn giao năm 2017 và có chứng chỉ giám sát. Nhà thầu tham dự như vậy có đúng với hồ sơ mời thầu không?

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load