Thứ sáu 17/05/2024 11:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cần tập trung áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng

21:24 | 01/04/2023

(Xây dựng) - Ngày 01/4, Tạp chí Xây dựng - tạp chí khoa học chuyên ngành của Bộ Xây dựng phối hợp với Viện Kinh tế xây dựng, Công ty Cổ phần Searefico E&C và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng - Hiện trạng, lộ trình và giải pháp”.

Cần tập trung áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng
Ông Nguyễn Thái Bình - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng (bên trái) phát biểu tại hội thảo.

Việc áp dụng BIM sẽ được thực hiện theo giai đoạn

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thái Bình - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng cho biết: Tổng kết thực hiện Đề án số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và kết quả theo dõi việc áp dụng BIM của Bộ Xây dựng giai đoạn 2017 - 2021 cho thấy: Áp dụng BIM góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công và quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tiết kiệm chi phí dự án đến 12%, rút ngắn thời gian thi công xây dựng từ 12 - 15% so với tiến độ được duyệt...

Từ những hiệu quả thiết thực này, theo đề nghị của Bộ Xây dựng, ngày 17/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg phê duyệt Lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng, bắt buộc áp dụng BIM đối với các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Chính phủ quy định việc áp dụng BIM thực hiện theo giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, thực hiện từ năm 2023, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

Giai đoạn 2, thực hiện từ năm 2025, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp II trở lên của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

Ông Phan Hữu Duy Quốc - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Searefico E&C, người điều phối hội thảo, cho rằng việc áp dụng BIM trong thời gian tới là một xu thế tất yếu. Việc chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu sẽ giúp rút ngắn lộ trình đi đến việc áp dụng thuần thục, hiệu quả và đồng bộ mô hình BIM trong hoạt động xây dựng.

Cần tập trung áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng
Ông Phan Hữu Duy Quốc - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Searefico E&C điều phối chương trình hội thảo.

TS Nguyễn Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng cho biết một số định hướng phát triển BIM trong thời gian tới, trong đó yêu cầu đối với việc áp dụng BIM nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng, thúc đẩy chuyển đổi số.

Tuy nhiên, cần phải giải quyết một số các thách thức cần được giải quyết như: Cơ chế chính sách liên quan đến áp dụng BIM chưa đủ, thiếu phần mềm cốt lõi trong nước, thách thức về bảo mật thông tin, các hướng dẫn, tiêu chuẩn chưa hoàn thiện, chưa đẩy đủ, nhân lực BIM còn thiếu.

Cần tập trung áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng
Hội thảo trực tuyến “Áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng - Hiện trạng, lộ trình và giải pháp”.

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng BIM trong hoạt động xây dựng

Tại hội thảo, bà Trương Thùy Linh - Phụ trách phát triển khối kiến trúc và xây dựng Việt Nam, Autodesk Asia Pte Ltd đề xuất: Các Bộ, ngành cần hỗ trợ thúc đẩy việc ứng dụng BIM vào các dự án vốn đầu tư công theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp liên Bộ để có được hướng dẫn chi tiết cùng khung pháp lý cho hồ sơ BIM, nâng cao nhân thức cho việc phê duyệt, kiểm soát dự án BIM ở các Bộ, ngành liên quan.

Khối học thuật cần đổi mới trong việc cập nhật chương trình đào tạo sinh viên, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường, kết nối, liên kết với các doanh nghiệp cho việc phát triển công nghệ từ nghiên cứu, học tập đến thực tiễn ứng dụng.

Để áp dụng BIM hiệu quả, mỗi đơn vị cần xác định 03 yếu tố quan trọng: Nhân lực (100%), quy trình (60%), công cụ (40%). Trong đó, con người là yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi, đặc biệt ở những vai trò như BIM Modeler, BIM Coordinator và BIM Manager.

Tuy nhiên, rào cản mà yếu tố con người cần cải thiện và cần vượt qua được chính là tư duy (mindset), nhận thức và làm việc nhóm (teamwork).

Để đạt tới thành công, mỗi đơn vị cần thực hiện 04 quy trình BIM Standards - Tiêu chuẩn công ty, dự án; BIM Workflows - Quy trình cụ thể; BIM Documents - EIR, BEP, LOD…; BIM ROI Framework - Tính toán lợi tức đầu tư.

Trao đổi về kinh nghiệm từ một đại diện tham gia Chương trình thí điểm BIM Quốc gia cho Dự án Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Trung ương Cần Thơ, ThS Phạm Phú Đức - Phó Giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng Đà Nẵng cho rằng, tổng thầu tư vấn thiết kế đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình BIM, thường được đặt ở vị trí cao nhất trong các nhà thầu tham gia quy trình BIM, có trách nhiệm đề xuất kế hoạch triển khai BIM, quản lý và điều phối các hoạt động của các bên liên quan.

Chia sẻ lộ trình áp dụng BIM của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Singapore, ông Phạm Trường Giang - Trưởng phòng BIM & Engineering, Shimizu Việt Nam cho biết: Để thích ứng trong việc áp dụng BIM tuân thủ theo lộ trình và yêu cầu của Chính phủ Singapore, Shimizu văn phòng quốc tế đã thiết lập lộ trình của mình gồm 03 giai đoạn. Giai đoạn 1, các chức năng yêu cầu chung sẽ bắt buộc cho việc triển khai BIM như dựng mô hình, lập tiến độ hoặc biện pháp thi công, triển khai các chi tiết và bản vẽ shop drawing cho toàn bộ các bộ môn của dự án.

Giai đoạn 2, các chức năng tự động sẽ tối ưu và tối đa hóa việc triển khai BIM như việc kiểm tra xung đột, tính toán khối lượng, tích hợp và liên kết các phần mềm khác.

Giai đoạn 3, là giai đoạn có thể tích hợp tất cả thông tin đầu vào và thông tin liên lạc của các bên liên quan vào một nền tảng cộng tác chung như: Nền tảng hợp tác BIM để chia sẻ thông tin dự án BIM từ xa, giải quyết các xung đột, tích hợp thông tin cho quản lý vận hành…

TS Hoàng Hiệp - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đánh giá: BIM như là đại diện kỹ thuật số phản ánh các đặc tính và chức năng của công trình; là một nguồn thông tin và kiến thức đáng tin cậy và duy nhất được chia sẻ giữa tất cả những đơn vị tham gia dự án, tạo thành cơ sở đáng tin cậy cho các quyết định diễn ra trong suốt vòng đời của dự án từ khi hình thành đến khi tháo dỡ.

Việc tạo ra mô hình thông tin công trình sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho dự án, tạo ra một khối lượng thông tin cực kỳ lớn dẫn đến yêu cầu về lưu trữ cũng như khả năng sử dụng nguồn dữ liệu đó.

Ông Đỗ Thế Anh - Trưởng phòng BIM, Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) khẳng định: Trong lĩnh vực sản xuất bê tông tiền chế, BIM còn có nhiều ứng dụng đặc biệt hữu ích như tối ưu hóa sản xuất, điều khiển quá trình sản xuất, tăng tính đồng bộ và cải thiện năng suất sản xuất thi công.

Xuân Mai Corp đã sử dụng công nghệ BIM để tối ưu hóa toàn bộ quy trình xây dựng từ thiết kế, sản xuất đến thi công kể từ năm 2014. Trong giai đoạn thiết kế, Xuân Mai đã áp dụng BIM để triển khai các hồ sơ thiết kế, kiểm soát xung đột và va chạm, phối hợp 3D đa bộ môn để tăng tính trực quan và kiểm soát phương án thiết kế tốt hơn.

Cùng với đó, Xuân Mai đã tự xây dựng hệ thống quản lý trao đổi BIM chung (CDE) để thuận tiện cho việc áp dụng BIM trong giai đoạn sản xuất, thi công và quản lý điều phối.

Các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp tin tưởng rằng, với sự quyết tâm thực hiện và dẫn dắt của các cấp lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; sự phối hợp, cộng tác trong hoạt động xây dựng và nâng cao năng lực giữa các bên tham gia vào dự án thì việc áp dụng BIM sẽ đem đến tầm nhìn và tương lai rộng mở hơn, bền vững hơn cho ngành Xây dựng.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sơn La: Tiếp tục phát triển kinh tế số và xã hội số

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 811/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Sơn La năm 2024 - 2025.

    14:15 | 15/05/2024
  • Đắk Nông: Đề xuất điều chuyển 145 tỷ đồng vốn đầu tư công vì khả năng không thể giải ngân

    (Xây dựng) - Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng tỉnh Đắk Nông vừa có Công văn số 487/BQL-KHTĐ đề xuất điều chuyển 145 tỷ đồng vốn đầu tư công dự kiến không thể giải ngân trong năm 2024.

    10:51 | 15/05/2024
  • Bảng tính trả góp cụ thể cho khách hàng mua VinFast VF 3

    (Xây dựng) - Với giá bán ưu đãi từ 235 triệu đồng áp dụng cho giai đoạn cọc sớm từ 13-15/5, khách hàng chỉ cần trả góp hơn 2 triệu/tháng là có thể sở hữu mẫu mini car đô thị đang “dậy sóng” trên thị trường. VinFast VF 3 càng hút khách hơn khi hãng dự kiến sẽ bàn giao 20.000 xe ngay trong năm 2024.

    19:46 | 14/05/2024
  • Hợp tác Đắk Lắk – Thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng cánh cửa phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa tỉnh Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại những kết quả đáng kể, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương. Với mục tiêu phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi bên, hai địa phương đã cùng nhau thực hiện nhiều hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực đa dạng.

    19:27 | 14/05/2024
  • Bình Dương: Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của 2 dự án trọng điểm

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Dương quyết định điều chỉnh vốn từ dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn sang dự án giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng.

    18:34 | 14/05/2024
  • Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp có nhiều điểm mới

    (Xây dựng) - Bộ Công Thương vừa tổ chức họp Ban soan thảo, Tổ Biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách, gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng và mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện Quốc gia.

    10:50 | 14/05/2024
  • Nam Định: Kiểm tra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng tại huyện Xuân Trường

    (Xây dựng) - Vừa qua, Tổ trưởng Tổ công tác số 1 của UBND tỉnh Nam Định đã có buổi làm việc với huyện Xuân Trường về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư tập trung; công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thu ngân sách Nhà nước.

    10:43 | 14/05/2024
  • Bình Định: Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân

    (Xây dựng) - Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân. Cử tri huyện Hoài Ân đã kiến nghị đến Quốc hội nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

    10:39 | 14/05/2024
  • Dự án đường dây 500kv mạch 3: Chậm nhất 20/6 hoàn thành dựng cột, kéo dây

    (Xây dựng) – Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình thi công dự án tuy nhiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thành dựng cột, kéo dây muộn nhất vào ngày 20/6. Đây là một trong những chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An khi chủ trì buổi làm việc với các nhà thầu xây lắp về tiến độ dựng cột, kéo dây Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối (Dự án). Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

    10:36 | 14/05/2024
  • Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2024

    (Xây dựng) - Triển khai Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ đối với các dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất trong năm 2024; nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ôtô sản xuất lắp ráp trong nước… trước khi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ theo quy định.

    10:26 | 14/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load