Thứ bảy 21/09/2024 03:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cần có giải pháp đồng bộ để sử dụng hiệu quả các hầm, cầu vượt bộ hành

18:53 | 15/03/2023

(Xây dựng) – Hầm, cầu vượt bộ hành được Thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm an toàn cho người dân đi qua đường, giảm ùn tắc tai nạn, giúp kết nối giao thông. Theo các chuyên gia, để phát huy tính hiệu quả, tránh lãng phí khi đầu tư các công trình này, cần chú ý đến vấn đề quy hoạch, bổ sung chế tài xử lý người đi bộ sai luật, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.

Cần có giải pháp đồng bộ để sử dụng hiệu quả các hầm, cầu vượt bộ hành
Công trình cầu vượt bộ hành giúp đảm bảo an toàn giao thông (Ảnh minh họa: TTXVN).

Nhiều cầu vượt, hầm đi bộ nhưng ít người sử dụng

Hiện nay, tại Thành phố Hà Nội đang có khoảng 70 cầu vượt bộ hành cùng 23 hầm đi bộ tại các nút giao thông đông đúc, khu vực gần bệnh viện, trường học, bến xe nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông.

Bên cạnh một số hầm, cầu bộ hành đang phát huy tốt vai trò của mình, cũng có những hầm, cầu bộ hành lại không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí. Khi được hỏi thì “tiện” là lý do chủ yếu được nhiều người đưa ra để giải thích cho việc qua đường mà không sử dụng các công trình này.

Thực tế tại cầu vượt bộ hành trên đường Giải Phóng trước cổng Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), có cả nghìn lượt người đi bộ sử dụng cầu mỗi ngày do có đầy đủ mái che, tấm chắn nhưng cũng với cầu bộ hành trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), gần như không phát huy được hiệu quả, chỉ lác đác một vài người sử dụng do phần lớn đều tranh thủ “đi tắt”, trèo qua rào chắn hoặc tận dụng đoạn đường không có rào chắn để di chuyển qua đường nhanh chóng hơn.

Không ít lần, cả dòng phương tiện bị ùn tắc cục bộ chỉ vì vài người bất chấp nguy hiểm băng cắt qua đường. Chung cảnh ngộ, nhiều hầm chui bộ hành trên đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến (Hà Nội), có thời điểm đơn vị quản lý phải “cửa đóng, then cài” vì gần như không có người sử dụng.

Theo các chuyên gia giao thông, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó, thói quen của người đi bộ hiện nay là nguyên nhân chính. Có lẽ do chưa có tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến người đi bộ, nên nhiều người vẫn chủ quan, dù những chiếc cầu, hầm bộ hành chỉ cách nơi qua đường vài chục bước chân.

Tăng cường tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Về giải pháp khắc phục tình trạng này, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho biết: “Các cầu vượt làm không đúng vị trí mà người dân cần thiết, những chỗ ùn tắc nhiều thì ít thấy làm, như ngã tư, siêu thị. Chỗ người dân người ta không thấy cần thiết lắm lại làm. Dẫn đến việc cách đây mấy năm có hiện tượng là bỏ cầu vượt cũ xây cầu vượt mới, tốn hàng tỷ bạc. Đấy là phải lưu ý vấn đề quy hoạch phải hợp lý, đòi hỏi phải có tính khoa học, tính thực tiễn, phải có sự khảo sát nghiên cứu rồi sau đó mới làm, cho đỡ lãng phí, tạo hiệu quả hơn, giảm ùn tắc, giảm tai nạn”.

Cùng với đó, nếu muốn cầu bộ hành phát huy hiệu quả, cần lưu ý chọn nơi nào người qua đường mật độ cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông lớn, nhu cầu người dân cao nhất; thứ hai là đi bộ phải thuận tiện, có thể làm thêm một số hàng rào ở chỗ qua đường gần cầu vượt, gom người đi bộ vào cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người khuyết tật. Nếu cần thiết, phải đánh giá hiệu quả của hệ thống cầu vượt hiện có làm căn cứ đầu tư tiếp.

“Cũng không nên làm quá hiện đại, thậm chí không cần mái che. Không chỉ vấn đề tính toán, vấn đề công nghệ mà còn cả vấn đề tâm lý con người Việt Nam mình nữa. Điểm nữa là chúng ta cần tuyên truyền nhắc nhở người dân, kể cả ở cầu đường bộ cũng có những khẩu hiệu cần thiết để người dân tập trung tư duy vào, thu hút với cầu đường bộ nhiều hơn” – ông Thủy cho biết thêm.

Các chế tài xử lý người đi bộ đi sai luật đã có, với mức phạt 60 - 100 nghìn đồng, nhưng đến nay mọi việc vẫn “đâu vào đấy”, hầu như chưa từng có trường hợp nào bị xử phạt. Hiện một số cầu bộ hành còn không có mái che, cao khoảng 5-6 mét với đường dẫn lên và xuống có độ dốc lớn khiến cho việc di chuyển qua đường tốn gấp 2 lần quãng đường và nhiều công sức (do lên cầu thang) nên nhiều người ngại, nhất là người cao tuổi và họ sẵn sàng chọn lối băng trực tiếp qua đường dù nguy hiểm.

Do đó, muốn phát huy hiệu quả, việc rà soát về quy hoạch là rất cần thiết để nơi cần thì phải có, nơi có mà chưa phù hợp, hiệu quả thì phải điều chỉnh. Những khu vực này cần được trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, tăng cường vệ sinh sạch sẽ, một số điểm cần thiết phải có bảo vệ từ khi mở cửa đến khi đóng cửa hầm để bảo đảm an ninh; đồng thời, phải có thêm những biện pháp giám sát, xử phạt người đi bộ không đúng nơi quy định.

Cùng với đó, người dân phải nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông, không tự ý băng qua đường gây mất an toàn giao thông đường bộ, để lãng phí các công trình giao thông công cộng.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nơi mái nhà xưa hòa quyện cùng hơi thở hiện đại

    (Xây dựng) - Là một quán cafe nằm tại Đông Anh, Thành phố Hà Nội - nơi có tốc độ đô thị hóa cao, Ngói space nổi bật giữa những công trình bê tông, vách kính và mái tôn ngột ngạt.

  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load