Thứ sáu 08/11/2024 14:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cán cân thương mại 8 tháng thặng dư 10,93 tỷ USD

19:16 | 03/09/2020

(Xây dựng) – Theo thông tin Tổng cục Hải quan công bố, trong 8 tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính thặng dư 10,93 tỷ USD.

can can thuong mai 8 thang thang du 1093 ty usd
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2020 ước tính thặng dư 2,5 tỷ USD (Ảnh: TTXVN).

Trong tháng 8 năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 50,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 24 tỷ USD, tăng 8,6%. So với cùng kỳ năm 2019, trị giá xuất khẩu của cả nước tăng 2,5% và trị giá nhập khẩu tăng 7,3%.

Với diễn biến trên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2020 ước tính thặng dư 2,5 tỷ USD. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2020 ước đạt 337,28 tỷ USD, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 174,1 tỷ USD, tăng 1,6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 163,17 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: Dầu thô xuất khẩu trong tháng 8/2020 ước tính là 592 nghìn tấn, tăng 121,7% và trị giá là 200 triệu USD tăng 125,1% so với tháng 7/2020. 8 tháng đầu năm, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 3.347 nghìn tấn và trị giá là 1.109 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2019, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính trong 8 tháng này tăng 22,4% về lượng và trị giá ước tính giảm 21,2%.

Quặng các loại xuất khẩu trong tháng 8/2020 ước tính là 260 nghìn tấn, giảm 20,5% và trị giá là 21 triệu USD giảm 32,5% so với tháng trước. 8 tháng đầu năm 2020, lượng quặng xuất khẩu là 2.072 nghìn tấn, trị giá là 161 triệu USD; so với cùng kỳ năm 2019 ước tính giảm 2,4% về lượng và trị giá ước tính tăng 3,3%.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Dầu thô nhập khẩu trong tháng 8/2020 ước tính là 900 nghìn tấn và trị giá là 289 triệu USD. Lượng dầu thô nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2020 ước đạt 8.101 nghìn tấn và trị giá là 2.640 triệu USD. Như vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu trong 8 tháng năm 2020 ước tính tăng 46,9% về lượng và tăng 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Xăng dầu các loại nhập khẩu trong tháng 8/2020 ước tính là 800 nghìn tấn, giảm 27,6% và trị giá là 299 triệu USD, giảm 30,2% so với tháng trước.

Lượng xăng dầu nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2020 ước đạt 6.177 nghìn tấn và trị giá là 2.444 triệu USD. Như vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu trong 8 tháng năm 2020 ước tính giảm 4,3% về lượng và giảm 38,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện ước tính nhập khẩu trong tháng 8/2020 là 6,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với tháng trước; trị giá nhập khẩu 8 tháng năm 2020 đạt 39,02 tỷ USD và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 8/2020 là 3,3 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước; trị giá nhập khẩu 8 tháng mặt hàng này đạt 23,16 tỷ USD và giảm nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Sắt thép các loại ước tính nhập khẩu trong tháng 8/2020 là 1.600 nghìn tấn, tăng 10,2% và trị giá là 828 triệu USD, tăng 10,4% so với tháng trước. Lượng nhập khẩu mặt hàng này 8 tháng năm 2020 là 9.765 nghìn tấn đạt 5,6 tỷ USD về trị giá. So với cùng kỳ năm 2019, lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng tăng 1,2% về lượng và giảm 13,2% về trị giá.

Ôtô nguyên chiếc các loại ước tính trong tháng 8/2020 là 8 nghìn chiếc, tăng 68% và trị giá là 190 triệu USD, tăng 75,6% so với tháng trước. Lượng nhập khẩu mặt hàng này 8 tháng năm 2020 là 53 nghìn chiếc và trị giá là 1.208 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2019, lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng năm 2020 giảm 44,3% về lượng và giảm 43,7% về trị giá.

Số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 01 - 31/08 đạt 24.959 tỷ đồng, giảm 2,8 % so với tháng 7. Lũy kế cả năm đến 31/8 đạt 200.217 tỷ đồng bằng 59,2% dự toán, bằng 56,4% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 15,13% so với cùng kỳ.

Khánh An

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load