Thứ sáu 08/11/2024 05:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Cẩm Giàng (Hải Dương): Hướng tới huyện Nông thôn mới nâng cao

15:10 | 05/10/2023

(Xây dựng) – Thời gian qua, các xã của huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) đang nỗ lực khắc phục khó khăn hướng tới hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu ngay trong năm 2023 để cùng với huyện đạt mục tiêu trở thành huyện Nông thôn mới nâng cao sớm hơn so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Cẩm Giàng (Hải Dương): Hướng tới huyện Nông thôn mới nâng cao
Xây dựng những vùng chuyên canh rau mầu là giải pháp thúc đẩy kinh tế các xã Nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.

Năm 2023, xã Tân Trường là một trong 4 xã cuối cùng của huyện Cẩm Giàng đăng ký về đích Nông thôn mới nâng cao. Xã xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn phát triển công nghiệp với dịch vụ và đưa Tân Trường trở thành đô thị loại V vào năm 2025.

Với những định hướng rõ ràng, xã đã tập trung thực hiện những tiêu chí khó, cần huy động nguồn vốn lớn, nhất là tiêu chí trường học. Do đặc thù đông dân cư sinh sống, nhất là công nhân ở trọ nên áp lực phòng học rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, xã đã xây dựng thêm điểm trường mầm non trung tâm trên diện tích 14.000m2 với 1 dãy nhà 3 tầng 12 phòng học. Thời gian tới, xã tiếp tục xây dựng thêm 9 phòng học và các công trình phụ trợ với tổng kinh phí đầu tư trên 30 tỷ đồng.

Ông Vũ Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Tân Trường cho biết: Ngoài đầu tư cơ sở vật chất giáo dục, địa phương tập trung vận động hơn 300 người dân “giải tỏa công trình 0 đồng”, tự nguyên hiến trên 4.000m2 đất. Nhờ vậy, đường làng, ngõ xóm được mở rộng, nhiều công viên làng, ao sinh thái được hình thành. Các phong trào nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, diện mạo quê hương ngày càng xanh, sạch và đẹp hơn trước.

Bà Hoàng Thị Lan, một người dân ở khu phố Ghẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) cho biết gia đình bà và bà con trong khu phố luôn ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới của xã. Mọi người bảo nhau xây dựng nông thôn mới sẽ giúp bộ mặt quê hương ngày càng khang trang, hiện đại hơn. Nhiều gia đình trong khu đã hiến đất làm đường, phá tường rào cũng như các công trình để mở rộng đường làng ngõ xóm. Ai cũng bảo nhau cố gắng vì mục tiêu chung đưa quê hương ngày càng phát triển. Theo bà Lan, ngoài việc hiến đất làm đường, người dân còn tích cực tham gia phong trào giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm, cải tạo ao làng từ tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng thành các ao sinh thái làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao.

Nếu xã Tân Trường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ thì xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng) lại tập trung tổ chức lại sản theo hướng kinh tế nông nghiệp. Ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì xã đã hình thành các vùng chuyên canh rau màu với năng suất, chất lượng cao. Đó là 2 vùng trồng cà rốt tập trung, gồm hơn 70ha ngoài bãi sông Thái Bình và gần 70ha trong đồng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GolobalGAP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cùng với xã Đức Chính, xã Cẩm Văn đã hình thành trung tâm thu mua và sơ chế cà rốt lớn. Hiện trên địa bàn xã có 14 hộ chuyên thu mua và sơ chế cà rốt, trong đó có 7 dây chuyền chế biến, đóng gói cà rốt tươi với công suất lớn, tạo việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động địa phương. Kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 75 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập ở nhiều xã Nông thôn mới nâng cao khác.

Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên thu mua, sơ chế cà rốt xuất khẩu ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng cho biết: Doanh nghiệp được hưởng lợi từ chương trình xây dựng vùng cà rốt tập trung của huyện. Nhờ có vùng sản xuất tập trung đủ tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GolobalGAP nên doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. “Khi doanh nghiệp phát triển ổn định, họ lại có điều kiện đóng góp cho sự phát triển của quê hương”, vị doanh nghiệp này chia sẻ.

Nhờ việc xây dựng các vùng chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGAP, GolobalGAP nên người nông dân các xã Đức Chính, Cẩm Văn không còn lo đầu ra cho cây cà rốt. Việc trồng, chăm sóc đều tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật cũng như đơn đặt hàng của doanh nghiệp nên củ cà rốt có mẫu mã đẹp, chất lượng bảo đảm theo yêu cầu của thị trường. Giờ đây, cây cà rốt thu hoạch đến đâu doanh nghiệp thu mua đến đấy. Lợi nhuận trên 1ha diện tích ngày càng tăng, đời sống của người dân ngày thêm no ấm.

Hết năm 2022, huyện Cẩm Giàng có thêm 3 xã đạt Nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số các xã đạt Nông thôn mới nâng cao lên 11/15 xã, trong đó 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, những xã cuối cùng của huyện là Thạch Lỗi, Ngọc Liên, Tân Trường, Cẩm Điền đều đăng ký về đích Nông thôn mới nâng cao. Những địa phương này đến nay đã cơ bản đã hoàn thành 19 tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao, sớm 2 năm so với mục tiêu huyện đề ra.

Ở giai đoạn trước, huyện Cẩm Giàng là địa phương điển hình của tỉnh khi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện Nông thôn mới sớm so với kế hoạch. Giai đoạn này, mặc dù nhiều tiêu chí khó, yêu cầu nguồn lực cao hơn nhưng huyện vẫn giữ được sức mạnh của phong trào xây dựng Nông thôn mới. Huyện đã hoàn thiện 248 trong tổng số 285 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, bình quân đạt 16,53 tiêu chí/xã. Một số tiêu chí khó như phát triển kinh tế sản xuất, trường học, môi trường... còn nhiều khó khăn do thiếu vốn. Để tạo điều kiện cho các địa phương, huyện trích ngân sách hỗ trợ vốn cho các xã, thưởng các xã về đích Nông thôn mới kiểu mẫu 3 tỷ đồng, Nông thôn mới nâng cao 2 tỷ đồng. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu toàn huyện đạt trên 380 tỷ đồng. Các địa phương tập trung huy động, lồng ghép, bố trí nguồn lực cho chương trình theo hướng xã hội hóa nguồn lực, trong đó huy động nguồn lực tại chỗ, trong dân là chính.

Cẩm Giàng (Hải Dương): Hướng tới huyện Nông thôn mới nâng cao
Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân.

Xác định đúng nhiệm vụ trọng tậm, có bước đi đúng đắn, huyện Cẩm Giàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Các tiêu chí, chỉ tiêu có bước phát triển tốt, nhất là các chỉ tiêu liên quan đến đời sống của nhân dân. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được đẩy mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chỉ còn 0,63%, tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều còn 0,32%. Kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện đã có bước tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị được quan tâm thúc đẩy và phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, cảnh quan, môi trường ngày càng được cải thiện theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Một lãnh đạo Huyện ủy Cẩm Giàng chia sẻ: Phong trào xây dựng Nông thôn mới xuyên suốt và phát triển rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân đã tạo ra những thay đổi to lớn từ kinh tế đến môi trường sống. Trong đó, nhân dân là những người trực tiếp hưởng lợi từ phong trào. Thời gian tới, huyện tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, lấy kinh tế làm điểm tựa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở khu vực nông thôn. Từ đó, tạo được sự lan tỏa và thi đua giữa các địa phương, phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh.

Lan Hạ - Ảnh Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Bước chuyển mình từ nông thôn mới

    (Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từng bước chuyển mình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

    17:11 | 05/11/2024
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2025, An Mỹ trở thành xã nông thôn thông minh

    (Xây dựng) – Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể trong xã An Mỹ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã An Mỹ vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

    16:08 | 05/11/2024
  • Nam Định: 96,9% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Nam Định có 8 huyện, 1 thành phố; 175 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 146 xã, 15 thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 156 xã, thị trấn, chiếm 96,9% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra.

    15:13 | 05/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký Quyết định công nhận xã Lộc Bình, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    12:21 | 05/11/2024
  • Hưng Yên: Thêm 9 xã được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    23:04 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Tiến Thịnh thay đổi bộ mặt nhờ phát triển nông thôn mới

    (Xây dựng) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xã Tiến Thịnh là một điểm sáng, đạt được nhiều thành quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

    15:46 | 04/11/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cán đích huyện nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã đạt các tiêu chí huyện NTM theo quy định của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

    15:42 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

    12:41 | 04/11/2024
  • Hưng Yên: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đa Lộc

    (Xây dựng) – Vốn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ân Thi (Hưng Yên), bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đa Lộc, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, xã Đa Lộc đã và đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

    12:38 | 04/11/2024
  • Thanh Oai (Hà Nội): Sẵn sàng đón đoàn của Trung ương về khảo sát thực tế các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

    21:17 | 02/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load