Thứ sáu 20/09/2024 06:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Các tỉnh miền Trung khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 4

16:54 | 28/09/2022

(Xây dựng) – Noru – Cơn bão thứ 4 đi vào biển Đông trong năm 2022 đã đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Trung. Bão đi qua, các địa phương chịu ảnh hưởng của bão đã tất bật triển khai các phương án khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất.

cac tinh mien trung khan truong khac phuc hau qua bao so 4
Cả chính quyền và người dân đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bão đổ bộ.

Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bão số 4 quét qua địa bàn tỉnh không gây thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, các công trình trường học, trạm y tế.

Qua thống kê ban đầu, tính đến trưa 28/9, toàn tỉnh có 3 ngôi nhà của người dân huyện Bình Sơn và Sơn Tây bị sập đổ; 633 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nhẹ. Có 7 điểm trường gồm: Tiểu học Trà Bùi (huyện Trà Bồng); mẫu giáo Long Môn (huyện Minh Long), tiểu học và trung học cơ sở Sơn Màu, mầm non Sơn Tinh (huyện Sơn Tây); các trường mầm non Tịnh Kỳ, Quảng Phú, Hoa Hồng (thành phố Quảng Ngãi) bị tốc mái, hư hỏng. Nhà công vụ trạm y tế xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây) bị tốc mái hoàn toàn.

cac tinh mien trung khan truong khac phuc hau qua bao so 4
Một số căn nhà đổ sập hoàn toàn do bão.

Ngoài ra, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 172,5ha hoa màu, rau và 18,2ha cây trồng hàng năm bị hư hỏng. Riêng huyện đảo Lý Sơn có 70ha hành bị hư hỏng. Bên cạnh đó, gió lớn cũng làm nhiều cây xanh trên các tuyến đường ở huyện Bình Sơn, Lý Sơn bị ngã đổ; nhiều bảng hiệu, pano bị hư hỏng tại các huyện.

Hiện tại, chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng trong tỉnh Quảng Ngãi đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà bị hư hỏng, sụp đổ, tổ chức thu dọn bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Ngành Điện lực Quảng Ngãi huy động lực lượng, phương tiện tập trung khắc phục hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh, sớm cung cấp điện trở lại phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

cac tinh mien trung khan truong khac phuc hau qua bao so 4
Thiệt hại về tài sản được giảm thiểu do công tác chuẩn bị trước bão được thực hiện tốt.

Còn tại tỉnh Quảng Nam thì bão số 4 đã gây mưa lớn trên diện rộng, gió mạnh cấp 9, giật cấp 13 đã làm nhiều nhà dân, trường học bị tốc mái, cây cối gãy đổ. Ghi nhận ban đầu, chưa có thiệt hại về người, tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn. Mưa lớn cũng khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh bị ngập sâu. Các huyện vùng Tây Quảng Nam xảy ra tình trạng sạt lở núi tại một số vị trí, gây chia cắt giao thông đi lại.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 4.000 trạm biến áp bị mất điện, hơn 436.000 khách hàng bị ảnh hưởng.

Sáng 28/9, sau khi bão vừa đi qua, người dân và chính quyền các địa phương trong tỉnh Quảng Nam ngay lập tức bắt đầu công tác khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất.

cac tinh mien trung khan truong khac phuc hau qua bao so 4
Hàng trăm nghìn người dân vùng xung yếu, nguy cơ cao đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Trong 24 giờ qua, các địa phương trong tỉnh Quảng Nam có mưa rất to. Tổng lượng mưa vùng núi phổ biến từ 150 - 180mm, các địa phương vùng đồng bằng ven biển phổ biến từ 210 - 250mm, có nơi trên 300mm như: Trạm khí tượng Tam Kỳ 301mm, Núi Thành 348mm. Dự báo diễn biến mưa lớn trong 24 - 48 giờ tới các địa phương trong tỉnh Quảng Nam có mưa to đến mưa rất to. Tổng lượng mưa ở các địa phương phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 300mm. Từ 19 giờ ngày 28/9 lượng mưa giảm dần.

Tính đến 6 giờ 45 ngày 28/9, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 3 nhà bị tốc mái, nhiều cây xanh bị ngã đổ, chưa có trường hợp tử vong do bão số 4...

Lúc 5 giờ sáng 28/9, ngay khi gió bão vừa giảm mạnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương về ứng phó bão số 4 triệu tập cuộc họp khẩn để nghe báo cáo thiệt hại và chỉ đạo một số công việc triển khai tiếp theo.

Báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh thông tin, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa ghi nhận thiệt hại tính mạng người, một số nhà bị tốc mái, nhiều cây xanh bị ngã đổ, một đoạn tường rào của một trường học bị đổ... Các tàu cá đang neo đậu và ngư dân ở khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang an toàn.

cac tinh mien trung khan truong khac phuc hau qua bao so 4
Hàng trăm nhà dân miền Trung bị sập, tốc mái và hư hỏng sau bão.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 173 trạm biến áp bị sự cố gây mất điện cho 7.832 khách hàng, ngành Điện đã khôi phục 89 trạm biến áp, cấp điện trở lại cho 2.923 khách hàng; đang khôi phục 84 trạm biến áp để sớm cấp điện trở lại cho người dân...

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn thành phố đã có mưa rất to, gió lớn, giật mạnh; cường độ gió đo được cao nhất từ cấp 9 đến 11.

Lượng mưa đo được lớn nhất tại lưu vực sông Cu Đê là 220mm (xã Hòa Bắc), Liên Chiểu 161mm, Ngũ Hành Sơn 146 mm, Sơn Trà 121mm, Cẩm Lệ 117mm, Hòa Cường Nam 94,8mm..., gây ngập cục bộ một số tuyến đường. Hiện mực nước các hồ thủy điện thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn còn ở mức thấp. Mực nước sông Vu Gia lúc 5 giờ ngày 28/9 tại Ái Nghĩa là 6,8m trên mức báo động 1 là 0,8m; mực nước sông Cẩm Lệ tại cầu Cẩm Lệ là 1,17m, trên báo động 1 là 0,17m.

cac tinh mien trung khan truong khac phuc hau qua bao so 4
Điều đáng mừng là bão số 4 không gây thiệt hại về người đối với các tỉnh miền Trung.

Sau bão, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai một số biện pháp thu dọn cây xanh để bảo đảm giao thông; triển khai công tác thống kê thiệt hại, dọn vệ sinh môi trường sau bão; tập trung ứng phó mưa lớn, nhất là nguy cơ xảy ra lũ, sạt lở đất ở huyện Hòa Vang...

Ngọc Long  - Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load