Thứ sáu 20/09/2024 14:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Bình Định: Người dân lo sợ núi Cấm tiếp tục bị sạt lở vào mùa mưa

22:39 | 09/10/2023

(Xây dựng) – Mặc dù, UBND tỉnh Bình Định đã công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở đất tại khu vực núi Cấm ở thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát. Đồng thời có chủ trương di dời, bố trí khu tái định cư cho 117 hộ dân từ năm 2021, thế nhưng gần 2 năm trôi qua, khu tái định vẫn chưa hoàn thành, khiến các hộ dân luôn nơm nớp lo sợ vào mùa mưa bão.

Bình Định: Người dân lo sợ núi Cấm tiếp tục bị sạt lở vào mùa mưa
Hiện trường khu vực núi Cấm bị sạt lở vào năm 2021.

Lo sợ núi Cấm sạt lở đất

Đến nay, gần 2 năm trôi qua, người dân ở thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát vẫn chưa hết bàng hoàng, ám ảnh bởi trận sạt lở đất xảy ra tại khu vực núi Cấm hồi tháng 11/2021. Nhất là trong những ngày này, thường xuyên xảy ra mưa kéo dài khiến cho nỗi lo lắng của người dân càng lớn hơn.

Trận sạt lở đất núi Cấm năm đó, do mưa lớn bắt đầu từ ngày 15/11/2021 đã khiến cho khoảng 35.000m3 đất, đá từ trên đỉnh núi Cấm bị sạt lở, chảy vào nhà và sân vườn của gần 50 hộ dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng của hơn 100 hộ dân trên địa bàn. Hiện trường vụ sạt lở đất cách khu dân cư chừng 30m. Sau đó, chính quyền địa phương phải giăng dây phong tỏa, phân công lực lượng túc trực để người dân không đến khu vực nguy hiểm.

Bình Định: Người dân lo sợ núi Cấm tiếp tục bị sạt lở vào mùa mưa
Người dân vẫn chưa hết bàng hoàng, ám ảnh vụ núi Cấm bị sạt lở.

Bà Lê Thị Lấn (72 tuổi), thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành cho biết: Sắp vào mùa mưa nên người dân ở gần khu vực núi Cấm rất lo lắng. Mặc dù, 2 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ vụ sạt lở vào năm 2021, đất đá từ trên núi trôi xuống làm vỡ tường rào và trôi vào nhà. Cứ vào mùa mưa, nhất là khi xảy ra mưa lớn kéo dài gia đình tôi không dám ở trong nhà vì lo sạt lở đất. Năm trước, tôi được thông báo gia đình thuộc diện di dời tái định cư tránh điểm sạt lở núi Cấm nhưng đã hơn một năm chưa thấy di dời. Gia đình tôi mong muốn, chính quyền các cấp có những chính sách hỗ trợ gia đình tôi đến tái định cư ở một nơi khác an toàn hơn.

Tương tự, bà Mai Thị Huệ (64 tuổi), ngụ thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành cho biết: Điểm sạt lở chỗ núi Cấm rất gần với nhà các hộ dân, rất nguy hiểm mỗi khi mưa gió đến. Do đó, người dân ở đây rất mong muốn các cấp chính quyền sớm bố trí chỗ ở mới cho các hộ dân để họ yên tâm sinh sống, bớt lo lắng mỗi khi mùa mưa tới. Tôi lớn tuổi rồi, cứ thấy mưa là ôm đồ chạy đến chỗ khác, không dám ở nhà. Tôi mong chính quyền sớm có biện pháp để hỗ trợ di dời người dân đến nơi an toàn.

Cần sớm tái định cư an toàn cho người dân

Sau khi xảy ra vụ sạt lở đất, UBND tỉnh Bình Định công bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát và xây dựng khu tái định cư khẩn cấp cho 117 hộ dân sinh sống trong vùng sạt lở.

Bình Định: Người dân lo sợ núi Cấm tiếp tục bị sạt lở vào mùa mưa
Vụ sạt lở làm hàng chục nghìn khối đất, đá từ núi Cấm ập xuống, chảy vào nhà dân.

Đến tháng 8/2022, UBND tỉnh Bình Định có Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng khu tái định cư di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng sạt lở núi Cấm và giao UBND huyện Phù Cát làm chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư dự án 32 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Bình Định hỗ trợ 70% chi phí xây dựng; vốn đầu tư công huyện Phù Cát và các nguồn vốn hợp pháp khác chi trả. Quy mô dự án gồm các hạng mục: Chỉnh trị dòng chảy thoát nước lưu vực núi Cấm; san nền mặt bằng khu tái định cư với diện tích 27.603m2; đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân tái định cư. UBND tỉnh Bình Định giao huyện Phù Cát thực hiện các hạng mục này trong thời gian 2 năm (từ năm 2022-2023).

Bình Định: Người dân lo sợ núi Cấm tiếp tục bị sạt lở vào mùa mưa
117 hộ dân nơm nớp lo sợ núi Cấm bị sạt lở khi mùa mưa đến.

Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư và các nhà thầu mới thực hiện cơ bản hoàn thiện phần chỉnh trị dòng chảy thoát nước lưu vực núi Cấm, riêng phần khu tái định cư còn dở dang, nhà thầu mới đổ được một ít lớp đất nền.

Ông Phạm Dũng Luận - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho biết: Nguyên nhân chậm hoàn thành khu tái định cư cho người dân sạt lở núi Cấm do vướng mỏ đất. Hiện địa phương cùng nhà thầu tập trung tháo gỡ các vướng mắc để sớm thi công hoàn thiện công trình. Mùa mưa sắp đến, khả năng bố trí tái định cư cho người dân vùng sạt lở không kịp, do đó huyện Phù Cát cập nhật khu vực sạt lở núi Cấm vào phương án phòng chống thiên tai để di dời một số hộ dân có nguy cơ cao, đưa ra trụ sở thôn hoặc trường mẫu giáo thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành.

Bình Định: Người dân lo sợ núi Cấm tiếp tục bị sạt lở vào mùa mưa
Hình ảnh dấu vết khu vực núi Cấm bị sạt lở vẫn là nỗi ám ảnh của người dân.

Qua kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tình hình sạt lở tại khu vực núi Cấm, ông Hồ Đắc Chương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định cho biết: Hiện tại, khu vực sạt lở núi Cấm đã có chồi xanh. Chính quyền huyện Phù Cát làm mương thoát nước nhằm thay đổi dòng chảy từ điểm sạt lở xuống khu dân cư. Việc này cơ bản hạn chế được lượng lớn đất đá đổ xuống khu dân cư nếu xảy ra mưa lớn kéo dài.

Ông Hồ Đắc Chương chia sẻ thêm: Trong thời gian chưa hoàn thiện khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở núi Cấm, chính quyền huyện Phù Cát phải có phương án đảm bảo an toàn cho người dân vào mùa mưa, đặc biệt là công tác di dời dân và sử dụng lực lượng tại chỗ để ứng phó thiên tai. Hiện các vùng sạt lở và nguy cơ sạt lở phải sơ tán dân đã có danh sách, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo cho các địa phương chủ động sơ tán dân khi có mưa lũ lớn.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Mưa lớn trên diện rộng tại Kon Tum: Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

    (Xây dựng) - Theo bản đồ dự báo lượng mưa trong 24 giờ được phát sóng đêm 18/9, toàn tỉnh Kon Tum sẽ trải qua một đợt mưa lớn. Đặc biệt, các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông xuất hiện màu xanh đậm, cho thấy lượng mưa dự báo đáng kể. Những khu vực này có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngập lụt và sạt lở đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và môi trường.

    09:18 | 20/09/2024
  • Ninh Bình: Xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và kè hữu sông Đáy

    (Xây dựng) – Nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Vạc và tuyến đê sông Đáy đoạn qua địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã quyết định đầu tư xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và xử lý kè hữu sông Đáy ngay từ đầu năm 2024 để ứng phó với mưa bão.

    09:12 | 20/09/2024
  • Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt theo phương thức PPP

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 426/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà) – Đà Lạt (Lâm Đồng).

    09:06 | 20/09/2024
  • Hà Nội: Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài “mỏi mòn” chờ ngày cán đích

    (Xây dựng) – Sau hơn 2,5 năm chậm tiến độ, 300m đường cuối cùng của dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đang rơi vào bế tắc vì công tác giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây biến thành vườn rau và một số hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích.

    08:53 | 20/09/2024
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

    22:20 | 19/09/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

    20:56 | 19/09/2024
  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

    20:43 | 19/09/2024
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

    16:03 | 19/09/2024
  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

    15:53 | 19/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load