(Xây dựng) - Những ngày tháng 6, Hà Nội đối mặt với nắng nóng, oi bức. Nhiệt độ luôn ở ngưỡng 40 độ C cùng tác động của hiệu ứng nhà kính trong thành phố, nhiều người đổ xô ra Hồ Tây để tắm, bất chấp rào chắn và biển báo nguy hiểm.
Thời tiết Hà Nội nóng bức, nhiều người đổ xô ra khu vực hồ Tây để tắm giải nhiệt. |
Nhiều ngày qua, Thủ đô Hà Nội đã phải chịu liên tiếp các đợt nắng nóng khủng khiếp với bầu không khí oi bức, khó chịu. Để tìm cách "giải nhiệt", nhiều người dân đã tụ tập tại các bãi tắm tự phát ở khu vực ven Hồ Tây. Mặc dù đã có rào chắn và biển báo nguy hiểm, tuy nhiên nhiều người vẫn “vượt rào” xuống ngâm mình trong những chiều hè oi ả.
Từ người lớn đến trẻ nhỏ đều tỏ ra thích thú, vô tư bơi lội.
Tuy nhiên, đây là bãi tắm tự phát, ngay trên bờ lực lượng chức năng đã treo biển cảnh báo, biển cấm tắm và lắp hàng rào chắn.
Biển báo khu vực nguy hiểm cấm tắm, bơi. Tuy nhiên không thể đọc rõ chữ, nội dung.
Không màng đến biển cấm, nhiều người tự ý “vượt rào”.
Trẻ em cũng không phải là ngoại lệ.
Bãi tắm tự phát khiến nhiều em nhỏ thích thú.
Nhiều phụ huynh cho con đi tập bơi tại bãi tắm tự phát.
Các em nhỏ tập bơi mà không có sự giám sát của người lớn.
Thậm chí, thú cưng cũng được dắt đi tắm… giải nhiệt.
Những ngày hè nóng bức, oi ả, Hồ Tây luôn là điểm nóng của những bãi tắm tự phát. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hàng nghìn trẻ em tử vong do đuối nước. Những đau thương, bài học còn đó trong khi người dân vẫn phớt lờ biển cấm, cảnh báo của cơ quan chức năng. Thực tế này đòi hỏi chính quyền địa phương cần có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những bãi tắm tự phát.
Phan Thị Ánh Ngọc (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Theo