Thứ sáu 08/11/2024 14:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Báo động đỏ cho liên danh Tập đoàn Phúc Lộc-Cienco 8 tại cao tốc Vĩnh Hảo- Phan Thiết

17:47 | 27/07/2022

(Xây dựng) - Mặc dù phải hoàn thành vào cuối năm 2022, thế nhưng hiện nay, 2 dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (DATP Vĩnh Hảo - Phan Thiết) và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (DATP Phan Thiết - Dầu Giây) thuộc Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 lại đang chậm tiến độ. Nếu không tích cực triển khai thi công thì liên danh nhà thầu Tập đoàn Phúc Lộc-Cienco 8 sẽ bị Ban Quản lý dự án 7 tiếp tục xử lý, cắt chuyển khối lượng chậm trễ.

bao dong do cho lien danh tap doan phuc loc cienco 8 tai cao toc vinh hao phan thiet
Nếu không tích cực triển khai thi công các nhà thầu sẽ bị Ban Quản lý dự án 7 tiếp tục xử lý, cắt chuyển khối lượng chậm trễ.

Ban Quản lý dự án 7 vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Theo đó, tính đến nay, giá trị sản lượng xây lắp của dự án đạt khoảng 2.691/6.065 tỷ đồng (đạt 44,4%), chậm 0,62% so với kế hoạch.

Cụ thể, gói thầu XL-01 do liên danh Tổng công ty Thăng Long - Công ty Cổ phần Đạt Phương - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập thi công đạt 860,5/1.495,7 tỷ đồng (đạt 57,5%), chậm tiến độ 0,61%; Gói thầu XL-02 do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Cường Thịnh Thi - Công ty TNHH Nhạc Sơn - Công ty CP Hải Đăng thi công đạt 300/797,2 tỷ đồng (đạt 37,13%), chậm tiến độ 1,12%.

Gói thầu XL-03 do liên danh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 thi công đạt 332,89/915,21 tỷ đồng (đạt 36,37%), chậm tiến độ 0,87%; Gói thầu XL-04 do liên danh Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) - Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C thi công đạt 1.198,1/2.857 tỷ đồng (đạt 41,94%), chậm tiến độ 0,4%.

Theo đánh giá của Ban Quản lý dự án 7 thì việc các gói thầu chậm tiến độ ngoài một số nguyên nhân khách quan như: Biến động giá vật liệu, thiếu nguồn đất đắp… thì nguyên nhân chủ quan do sự thiếu quan tâm của lãnh đạo các đơn vị thi công, sự yếu kém của nhân sự thực hiện dự án của một số nhà thầu dẫn đến công tác nghiêm thu, thanh toán rất chậm, khối lượng tồn tại chưa nghiệm thu lớn khiến dòng tiền không thể quay lại công trường.

Để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, thời gian qua, Ban Quản lý dự án 7 đã thực hiện hàng loạt giải pháp quyết liệt. Cụ thể, Ban Quản lý dự án 7 đã tiến hành thay thế lãnh đạo Ban phụ trách, thay thế Giám đốc điều hành dự án, bổ sung thêm nhân sự trực tiếp quản lý dự án và bố trí cán bộ các phòng chức năng tăng cường thường trực ở công trường để giải quyết các vướng mắc, phát sinh kịp thời.

Đối với các nhà thầu xây lắp, Ban Quản lý dự án 7 đã tiến hành chấn chỉnh và xử lý nhà thầu yếu kém, chậm tiến độ. Cụ thể, Ban Quản lý dự án 7 đã xử lý, điều chuyển 16,5km thi công của 3 nhà thầu chính, phụ và 4 tổ đội thi công yếu kém để yêu cầu các nhà thầu chính, nhà thầu trong liên danh thi công thực hiện.

Song song với đó, Ban Quản lý dự án 7 chủ trì xử lý cắt toàn bộ khối lượng thi công của Công ty Viễn Đông (nhà thầu phụ) giao cho Công ty TNHH Thương Mại và Sản Suất Quản Trung (doanh nghiệp địa phương) thực hiện. Đến nay, đơn vị được chỉ định đang nhận bàn giao mặt bằng, huy động thiết bị để triển khai thi công.

Hiện nay, Ban Quản lý dự án 7 đang tiếp tục theo dõi các nhà thầu Tổng công ty Thăng Long (gói thầu XL-01), liên danh gói thầu XL-02 (Cường Thịnh Thi - Nhạc Sơn - Hải Đăng), CIENCO8 (XL-03) nếu không tích cực triển khai thi công, Ban Quản lý dự án 7 sẽ tiếp tục xử lý, cắt chuyển khối lượng chậm trễ.

Đặc biệt, Ban Quản lý dự án 7 yêu cầu lãnh đạo nhà thầu phải trực tiếp ở hiện trường chỉ đạo thi công; bổ sung nhân sự chuyên môn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu để thanh toán các khối lượng công việc đã thi công, đảm bảo dòng tiền cho dự án.

Đối với tư vấn giám sát, Ban Quản lý dự án 7 yêu cầu các đơn vị này bổ sung nhân sự đảm bảo yêu cầu về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp để tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình từ vật liệu đầu vào, máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ thi công đến quản lý chất lượng trong quá trình thi công đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

Đề cập đến lộ trình triển khai trong giai đoạn tới, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 7 cho biết, giai đoạn từ tháng 7 - 9/2022, tổng giá trị sản lượng thi công của dự án trung bình mỗi tháng thi công 8,1%; hoàn thành khối lượng các hạng mục chính, gồm 98,6km móng cấp phối đá dăm; 85/98,6km móng CTB; 55km lớp móng bê tông nhựa rỗng C25; 45km lớp bê tông nhựa C19 + C12.5; hoàn thành toàn bộ công trình cầu. Giai đoạn từ tháng 10-12/2022 hoàn thành toàn bộ khối lượng thi công còn lại tổng giá trị sản lượng dự án phải đạt 100% tương đương 6.065 tỷ đồng.

Được biết, Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài hơn 100km đi qua tỉnh Bình Thuận, được khởi công từ cuối tháng 9/2020 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Dự án có tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng gồm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, giai đoạn 2 đầu tư mở rộng thành 6 làn xe.

Không chỉ để xảy ra sai phạm tại một số dự án BT ở Bình Định, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc còn liên tiếp bị “điểm mặt”, nhắc tên tại Kết luận thanh tra tỉnh Quảng Ngãi; Thanh tra Chính phủ với loạt dự án đầu tư xây dựng đường Trì Bình – Cảng Dung Quất và Dự án Kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu thuyền - đập Cà Ninh (giai đoạn 1), dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu ở Thái Nguyên…

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố Kết luận Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng đối với Dự án đường Trì Bình - Cảng Dung Quất.

Dự án trên được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 648/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 với tổng mức đầu tư là 1.503,7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vượt thu, nguồn kết dư và các nguồn vốn hợp pháp khác. Chủ đầu tư Dự án là Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất (nay là Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi). Trong khi đó, Nhà thầu thi công của Dự án chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc. Đây là một trong những đơn vị liên tục bị “nhắc tên” trong Kết luận thanh tra mà UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load